Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) – người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính – tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyển, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,… Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.
- Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích:
+ Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.
+ Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tinh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
Chúc bạn học tốt!
+trong phần đầu của bài '' Hịch tướng sĩ ''Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì ?
Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương nhằm thể hiện rằng đó là một niềm tự hào của Trần Quốc Tuấn khi nghĩa về thế hệ đi trước đồng thời như một lời nhắc nhở, khích lệ các tướng lĩnh tự xem lại bản thân mình, cố gắng hết mình lập công danh cho đất nước, nhân dân.
+trong đoạn cuối của bài ''Hịch tướng sĩ '' Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tướng sĩ nhằm mục đích gì?
Kêu gọi quân sĩ bỏ thói ham chơi, tập trung sức lực và tinh thần để sẵn sàng chống giặc.
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
tham khảo nhé!
Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tham khảo nha em:
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.
Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu dê chó, hổ đói”, những con vật hung dữ; để bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuấn vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.
"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!
Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.
Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”
Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:
"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...
Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.
Câu hỏi 1. Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính cùa từng đoạn.
Bài Hịch có thể chia làm bốn đoạn :
- Đoạn 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
- Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
Câu hỏi 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đâ khơi gợi điều gì ở tướng sĩ ?
- Sự ngang ngược và tội ác của giặc: tham lam, tàn bạo (đòi cống nạp ngọc lụa, vàng bạc, vét kiệt của kho, hung hãn như hổ đói), ngang ngược (đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ...)
Dùng phép ẩn dụ, so sánh để miêu tả sự ngang ngược và tội ác của chúng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dề chó mà hắt nạt tể phụ, khác nào dem thịt mà nuôi hổ đổi.
- Đoạn văn đã khơi dậy nỗi nhục mất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ quê hương, đất nước trong tướng sĩ.
Câu hỏi 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn vàn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.
Nỗi đau quặn thắt gan ruột trước cảnh đất nước lầm than, sự trăn trở, dằn vặt vì yêu nước, thương dân đến quên ăn, mất ngủ đã được bộc lộ qua những câu văn chân thành và xúc động: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở thái độ uất ức, căm tức, khao khát được trả thù. Kẻ thù phải được trừng phạt bằng hình phạt ghê gớm nhất thì mới hả lòng : “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh đê rửa mối nhục cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Câu hỏi 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đổng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là‘có dụng ý gì ? Khi phê phán hay khung định, tác giả tập trung vấn đề gì ? Tại sao phải như vậy ?
Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc nhưng chân tình những thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ. Tác giả tập trung phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh của đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không biết hổ thẹn khi bị kẻ thù làm nhục, không biết căm tức khi phải hầu hạ bọn giặc... tập trung phê phán hành động sai trái, sa vào những thú vui tầm thường (vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê gái đẹp) của tướng sĩ. Những thú vui ấy tưởng như nhỏ nhặt nhưng tác hại ghê gớm (thái ấp, bổng lộc không còn; vợ con khốn cùng, gia quyến tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục...). Khi chỉ ra những điều sai trái của các tướng sĩ, giọng văn có khi gần như là những lời sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm", có khi là những lời nói mỉa, là sự chế giễu : “cựa gà trống không thể dâm thủng áo giáp của giặc", “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”, “chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ ra cho các tướng sĩ những việc đúng nên làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, ra sức tăp dượt cung tên, huấn luyện quân sĩ. Chỉ ra những sai trái, vạch hướng đi đúng để khích lệ lòng yêu nước, quyết tủm chiến thắng kẻ thù là mục đích của bài hịch.
Câu hỏi 5. Giọng văn là lòi vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay lời người cùng cảnh ngộ ? Là lời khuyên răn tỏ thiệt hơn hay lời nghiêm khắc cảnh cáo ? Cách viết của tác giả có tác động đến tướng sĩ như thế nào ?
Mối ân tình giữa chủ soái và các tướng sĩ là mối quan hệ chủ - tướng và mối quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Tác giả đứng trên mối quan hệ chủ - tướng đê khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, đứng trên quan hệ cùng cảnh ngộ để khơi dậy lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung hoàn cảnh “ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ’, “lúc trận rrnạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Vì thế, lời lẽ trong đoạn này có khi nghiêm khắc, sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình càm, bày tỏ thiệt hơn. Cách viết cùa tác giả không chỉ tác động đến nhận thức mà còn lay động cả đến tình cảm của các tướng sĩ.
Câu hỏi 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.
- Để tác động vào nhận thức của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng biện pháp so sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hàng, làm ngơ trước tình cảnh đất nước lâm nguy thì sẽ mất lợi riêng cá nhân lẫn lợi chung của dân tộc, còn quyết tâm chiến đấu và thắng lợi thì sẽ được tất cả. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất phủ định khi nêu viễn cảnh thất bại : không còn, cũng mất, li tan, cũng khốn; sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẳng định khi nêu viễn cảnh thắng lợi: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm. Các điệp ngữ, điệp ý tăng tiến có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh, làm cho người đọc thấy rõ được đúng sai, phải trái.
- Để tác động vào tình cảm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng giọng văn thống thiết, chân tình. Ông viết bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Do đó, sức truyền cảm, lay động của bài hịch rất lớn.
Câu hỏi 7. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.
Có thể trình bày cách triển khai lập luận của tác giả qua sơ đồ sau:
Câu hỏi 1. Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính cùa từng đoạn.
Bài Hịch có thể chia làm bốn đoạn :
- Đoạn 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
- Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
Câu hỏi 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đâ khơi gợi điều gì ở tướng sĩ ?
- Sự ngang ngược và tội ác của giặc: tham lam, tàn bạo (đòi cống nạp ngọc lụa, vàng bạc, vét kiệt của kho, hung hãn như hổ đói), ngang ngược (đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ...)
Dùng phép ẩn dụ, so sánh để miêu tả sự ngang ngược và tội ác của chúng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dề chó mà hắt nạt tể phụ, khác nào dem thịt mà nuôi hổ đổi.
- Đoạn văn đã khơi dậy nỗi nhục mất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ quê hương, đất nước trong tướng sĩ.
Câu hỏi 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn vàn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.
Nỗi đau quặn thắt gan ruột trước cảnh đất nước lầm than, sự trăn trở, dằn vặt vì yêu nước, thương dân đến quên ăn, mất ngủ đã được bộc lộ qua những câu văn chân thành và xúc động: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở thái độ uất ức, căm tức, khao khát được trả thù. Kẻ thù phải được trừng phạt bằng hình phạt ghê gớm nhất thì mới hả lòng : “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh đê rửa mối nhục cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Câu hỏi 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đổng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là‘có dụng ý gì ? Khi phê phán hay khung định, tác giả tập trung vấn đề gì ? Tại sao phải như vậy ?
Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc nhưng chân tình những thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ. Tác giả tập trung phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh của đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không biết hổ thẹn khi bị kẻ thù làm nhục, không biết căm tức khi phải hầu hạ bọn giặc... tập trung phê phán hành động sai trái, sa vào những thú vui tầm thường (vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê gái đẹp) của tướng sĩ. Những thú vui ấy tưởng như nhỏ nhặt nhưng tác hại ghê gớm (thái ấp, bổng lộc không còn; vợ con khốn cùng, gia quyến tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục...). Khi chỉ ra những điều sai trái của các tướng sĩ, giọng văn có khi gần như là những lời sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm", có khi là những lời nói mỉa, là sự chế giễu : “cựa gà trống không thể dâm thủng áo giáp của giặc", “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”, “chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ ra cho các tướng sĩ những việc đúng nên làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, ra sức tăp dượt cung tên, huấn luyện quân sĩ. Chỉ ra những sai trái, vạch hướng đi đúng để khích lệ lòng yêu nước, quyết tủm chiến thắng kẻ thù là mục đích của bài hịch.
Câu hỏi 5. Giọng văn là lòi vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay lời người cùng cảnh ngộ ? Là lời khuyên răn tỏ thiệt hơn hay lời nghiêm khắc cảnh cáo ? Cách viết của tác giả có tác động đến tướng sĩ như thế nào ?
Mối ân tình giữa chủ soái và các tướng sĩ là mối quan hệ chủ - tướng và mối quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Tác giả đứng trên mối quan hệ chủ - tướng đê khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, đứng trên quan hệ cùng cảnh ngộ để khơi dậy lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung hoàn cảnh “ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ’, “lúc trận rrnạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Vì thế, lời lẽ trong đoạn này có khi nghiêm khắc, sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình càm, bày tỏ thiệt hơn. Cách viết cùa tác giả không chỉ tác động đến nhận thức mà còn lay động cả đến tình cảm của các tướng sĩ.
Câu hỏi 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.
- Để tác động vào nhận thức của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng biện pháp so sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hàng, làm ngơ trước tình cảnh đất nước lâm nguy thì sẽ mất lợi riêng cá nhân lẫn lợi chung của dân tộc, còn quyết tâm chiến đấu và thắng lợi thì sẽ được tất cả. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất phủ định khi nêu viễn cảnh thất bại : không còn, cũng mất, li tan, cũng khốn; sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẳng định khi nêu viễn cảnh thắng lợi: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm. Các điệp ngữ, điệp ý tăng tiến có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh, làm cho người đọc thấy rõ được đúng sai, phải trái.
- Để tác động vào tình cảm của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã dùng giọng văn thống thiết, chân tình. Ông viết bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Do đó, sức truyền cảm, lay động của bài hịch rất lớn.
Câu hỏi 7. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.
Có thể trình bày cách triển khai lập luận của tác giả qua sơ đồ sau:
5. - Giống nhau:
Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích:
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Khác về đối tượng sử dụng:
+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
+ Chiếu
- Là thể văn do nhà vua dừng để ban bố mệnh lệnh
- Chiếu có thế làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng
- Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của cả triều đại, đất nước
+ Hịch
- Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí luận sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
- Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau)
+ Cáo
- Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết
- Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau)
- Cùng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó, lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
5,Giống nhau: Đều là thể văn nghị luận trung đại, được công bố công khai, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. Có thể viết bằng văn xuôi.
Khác nhau:
Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
Hịch thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục, khích lệ tinh thần, tình cảm hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Cáo thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để công bố kết quả của một sự nghiệp.