K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Quyền tự do kinh doanh: Công dân có thể kinh doanh các mặt hàng tuỳ ý miễn sao kinh doanh dưới sự quản lí của nhà nước và không buôn bán các mặt hàng có trong danh sách đen,.....Các hộ kinh doanh có các hành vi buôn bán gian dối đều sẽ phải chịu án phạt của nhà nước. Có thể là cấm kinh doanh trong vài tháng hoặc thậm chí tước đi giấy phép kinh doanh,....

 

-Đóng thuế: Đây là nghĩa vụ của công dân khi kinh doanh, số thuế được thu sẽ được chi vào các việc chung đảm bảo lợi nhuận cho cả nhà nước và công dân, đóng thuế cũng làm ổn định chung về cơ cấu thị trường,...Các hành vi trốn thuế đều là vi phạm pháp luật,...

✔THAM KHẢO

Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh phải tuân thủ trên những quy định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước.

Tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn:Hình thức tổ chức kinh tếNgành nghềQuy mô kinh doanh

Tuy nhiên, tất cả phải  tuân theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lí của nhà nước

24 tháng 3 2022

Nếu như kết hôn sớm gì hậu quả rất nghiêm trọng , nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mỗi người  . Bởi khi có bạn là mọi học sinh , vẫn đang ngồi ghề nhà trường nhưng đã phải kết hôn , nó cũng ảnh hưởng đến việc học của những bạn học sinh .

- Tình yêu và hôn nhân của những bạn trẻ ngày nay là quá phức tạp , tuổi trẻ chưa quyết định được tương lai nhưng họ vẫn cứ sẵn sàng tiến tới tình yêu và hôn nhân khi vẫn còn trẻ . Cần phải có người thân để giúp đỡ cho những việc về tình yêu và hôn nhân , để người thân quyết định đúng đắn nhất với những người trẻ hữu có suy nghĩ thấu đáo.

Câu 1 :

Quan điểm của em : em thấy quyền và nghĩa vụ của công dân là việc đang được phát huy đến tận ngày nay , vẫn chưa những phản hồi xấu nào về quyền và nghĩa của của công công . Nên việc phát huy này sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa , chạm đến vạch đích để hoàn thành tốt quyền và nghĩa vụ của công dân ...

24 tháng 3 2022

tham khảo

 

1. Sự ổn định của tình cảm

Một trong những lý do chính không nên bắt đầu một gia đình khi bạn còn quá trẻ là bạn có thể thiếu sự ổn định cần thiết về tình cảm.

Hầu hết chúng ta phải trải qua một vài mối tình trước khi gặp được đối tác phù hợp để tiến tới hôn nhân. Bên cạnh đó, bản thân chúng ta thường chưa đủ sự trưởng thành và chín chắn để làm cha, làm mẹ.

2. Tài chính

Con trẻ có thể không cần nhiều quần áo, đồ chơi và vật dụng nhưng không thể phủ nhận rằng chi phí cho một gia đình rất tốn kém.

Bạn có thể phải chi trả cho người trông trẻ hoặc chi tiêu mọi việc nhờ đồng lương ít ỏi của chồng khi bạn nghỉ sinh em bé. Vậy nên, tốt nhất bạn cần đảm bảo nguồn lực tài chính ổn định trước khi kết hôn.

3. Không vội vàng

Một số người nói rằng không bao giờ có “thời điểm thích hợp để lập gia đình và nếu muốn chờ, bạn sẽ phải đợi một thời gian dài.

Tuy nhiên, lý do đối với hầu hết mọi người khi chờ đợi hôn nhân là để không quyết định vội vàng. Bạn có thể chờ đợi cho đến khi hai mươi hoặc ba mươi tuổi nếu không có vấn đề gì với việc mang thai và sinh con.

4. Sự nghiệp

Sự nghiệp ổn định là yếu tố rất quan trọng vì 2 lý do chính. Thứ nhất, nó sẽ cho phép bạn tạo lập tài chính ổn định để chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Thứ hai, nó sẽ là nguồn sinh sống, dự phòng của bạn trong tương lai.

Vậy nên, việc kết hôn trước khi ổn định sự nghiệp sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong công việc và cơ hội phát triển.

5. Tận hưởng bản thân

Có rất nhiều thời gian để tận hưởng chính mình trước khi bắt đầu một cuộc sống gia đình. Việc sinh con khi còn quá trẻ có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi phải ở nhà trong khi bạn bè đồng trang lứa được tự do làm những gì họ muốn.

Cuộc sống sẽ linh hoạt hơn nhiều khi bạn chưa vướng bận con cái, vì vậy, hãy làm những việc như đi du lịch hay tận hưởng các thú vui, sở thích bất cứ khi nào bạn có thể.

6. Tìm đúng người

Nếu vội vàng “chui đầu vào rọ”, bạn có thể khó nhận thấy rằng đối tác của bạn không phải là người thích hợp để làm bố cho những đứa con của bạn.

‘ Chính vì lẽ đó, việc chọn được một người tốt biết chia sẻ càng nhiều trách nhiệm nuôi dạy con cái với bạn là điều vô cùng cần thiết.

 

 

7. Lo lắng về khả năng sinh sản

Hiện nay, khoa học có nhiều biện pháp để hỗ trợ bạn trong vấn đề liên quan tới khả năng sinh sản. Điều này có thể thuyết phục một số phụ nữ yên tâm kết hôn khi họ thực sự sẵn sàng.

Tất nhiên, bạn không nên trì hoãn quá lâu để rồi phải vất vả chạy chữa nếu gặp trục trặc về chuyện con cái nhưng cũng không nên vội vàng “đèo bòng” chỉ bởi những câu chuyện khiến bạn hoang mang.

8. Áp lực

Xã hội ngày nay đã cởi mở hơn rất nhiều đối với vấn đề kết hôn. Tuy nhiên, việc kết hôn sớm không chỉ tạo áp lực cho chính bạn mà còn cho cả xã hội nếu bạn còn thiếu khả năng, sự chín chắn để duy trì một gia đình khi còn ít tuổi.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp kết hôn và sinh con sớm do mong muốn của gia đình vì những lý do đặc biệt. Thế nhưng, lời khuyên cho bạn là chỉ lập gia đình và có em bé nếu đó là quyết định phù hợp với bạn.

Tôi không có ý chỉ trích các bậc cha mẹ trẻ tuổi vì cũng có người thực hiện rất tốt vai trò và trách nhiệm của họ. Những lợi thế của việc kết hôn sớm cũng nhiều như khi có em bé bạn có ông bà nội ngoại còn khỏe đỡ đần, con của bạn sẽ trưởng thành khi bạn mới 40 tuổi…!

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do hợp lý để trì hoãn việc làm cha mẹ cho đến khi bạn nhiều tuổi hơn. Bạn cần cân nhắc, tính toán mọi yếu tố liên quan đến quyết định quan trọng của mình và làm những gì là đúng cho bạn và con cái sau này.  02 0977k    

Từ khóa:

em bé, áp lực, sinh sản, ít tuổi, trưởng thành, đẻ con, cuộc sống gia đình, lập gia đình

– Trường hợp thứ nhất: Hôn nhân ép buộc không có tình yêu, kết hôn khi chưa đủ tuổi của pháp luật quy định.

–  Trường hợp thứ hai: Đây là tình yêu nông cạn, cẩu thả, không chân chính, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau.

-Tình yêu là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

-Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

-Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành…

Câu 1: Hôn nhân là gì? Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam nước ta?Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được pháp luật nước ta quy định như thế nào?Câu 3: Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây mà em biết( đối với người tảo hôn, gia đình và cộng đồng?Câu 4: Lao động là gì? Lao động có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công...
Đọc tiếp

Câu 1: Hôn nhân là gì? Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam nước ta?

Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Câu 3: Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây mà em biết( đối với người tảo hôn, gia đình và cộng đồng?

Câu 4: Lao động là gì? Lao động có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Câu 5: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?

Câu 6: Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Quyền tự do kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?

Câu 7: Thuế là gì? Vai trò của thuế? Để thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, công dân cần phải làm gì?

3
3 tháng 3 2022

Chịu khó tìm trong sách đi, có hết mà =')

3 tháng 3 2022

Có hết trong sách GDCD rồi nhé . 

17 tháng 3 2021

+ Kết hôn:

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lênKhông vi phạm những điều pháp luật cấm (điều 9, 10, 11 Luật hôn nhân và gia đình)

+ Quan hệ vợ chồng:

Bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặtTôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.VD: SGK
17 tháng 3 2021

+ Kết hôn:

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lênKhông vi phạm những điều pháp luật cấm (điều 9, 10, 11 Luật hôn nhân và gia đình)

+ Quan hệ vợ chồng:

Bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặtTôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.                                                                                                     ví dụ: trong nhà vợ chồng bình đẳng, chồng có thể cùng vợ làm việc nhà chứ không phải chỉ có vợ làm
4 tháng 4 2021

 

Quyền và ng hĩa vụ của công dân trong hôn nhân được pháp luật quy định 

+ Kết hôn:

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lênKhông vi phạm những điều pháp luật cấm (điều 9, 10, 11 Luật hôn nhân và gia đình)

+ Quan hệ vợ chồng:

Bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặtTôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. Ở thực tế địa phương em còn xảy ra hiện tượng bạo lực gia đình,làm cho hạnh phúc gia đình tan vỡ,con cái họ bị ảnh hưởng về nhiều mặt tâm lí,người bị bạo lực trở nên vô cùng áp lực,sợ hãi,.....Điều này cần được xã hội ngăn chặn và lên án.

 

13 tháng 3 2023

k kết hôn trước 18 tuổi

 

26 tháng 1 2022

Tham khảo:

 

5.Độ tuổi được phép kết hôn theo đúng quy định  từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam. Nếu kết hôn khi chưa đủ tuổi này sẽ bị coi  tảo hôn hay còn gọi là kết hôn chưa đủ tuổi, đồng thời sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hậu quả: 

- Hậu quả đôi với người tảo hôn: Lấy vợ, lấy chồng sớm, sức khoẻ không đảm bảo, phải sống xa gia đình, không có người chăm sóc, chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình và con cái, hạnh phúc dễ tan vỡ.

- Đối với gia đình: Gánh nặng cho gia đình.

- Đối với cộng đồng: Hiện tượng tảo hôn là vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

6.Quyền và nghĩa vụ:

 

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân được quy định tại Điều 17, 18,19, 20, 21, 22, 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Trách nhiệm của công dân, học sinh về hôn nhân:

Có thái độ thận trọng và nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân , không vi phạm pháp luật về quy định hôn nhân.

 

26 tháng 1 2022

5 Nó còn có cách gọi khác được ghi nhận trong luật  “Tảo hôn”. Tảo hôn theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được hiểu : Việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

hậu quả :

Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết gây ra là thấy rất rõ, đối với bản thân và gia đình: bản thân mất đi cơ hội về học tập, bỏ học sớm, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống. ... Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra

6: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

-trách nhiệm công dân :

+phải có thái độ thận trọng nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân

+ko vi phạm các quy định về pháp luật trong hôn nhân

+vợ chồng bình đẳng

-trách nhiệm học sinh :

+học tập thật tốt

+ko vi phạm qua định của pháp luậ

8 tháng 3 2023

Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay: 

+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:

+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.

+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.

+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).