K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

Tham khảo !!!

Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ”
- Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
Lão gật gật:
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không dành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp:
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc dó, tôi đã lảng di bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp...

1 tháng 11 2017


Đề: Vào vai nhân vật Ông Giáo, hãy kể lại cảnh Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.Đã ba ngày nay rồi mà câu chuyện của Lão Hạc, người hàng xóm của tôi, vẫn cứ làm cho tôi băn khoăn lắm. Tôi không biết việc nhận ba mươi đồng bạc, tiền lão đưa để nhờ hàng xóm làm ma chay, có đúng không nữa? Khoảnh khắc lão báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ buổi chiều hôm nọ cứ ám ảnh tôi mãi. Nhìn lão lúc ấy thật khổ sở và tội nghiệp làm sao ấy. Tôi bồi hồi nhớ lại…Chiều hôm nọ, tôi ngồi trước sân nhà mà lòng cảm thấy buồn nao nao. Làng quê sau bão tiêu điều và xơ xác. Cây cối đổ ngổn ngang. Đâu rồi tiếng vui đùa của bọn trẻ, tiếng cười nói râm ran của những bà đi chợ sớm, tiếng hò câu hát của những đôi trai gái hẹn hò nhau. Nhìn mấy đứa trẻ con tha thẩn chơi với nhau ở góc sân, tôi buồn cho chúng quá. Vài ánh nắng còn sót lại sau vườn làm cho khung cảnh não nề thêm. Đang mải suy nghĩ, tôi giật mình khi nghe tiếng bước chân lạch xạch trên sân. Từ xa, tôi chợt thấy một bóng người đi tới, tôi đoán ngay đó là Lão Hạc – người bạn già của tôi. Không biết có chuyện gì không mà trông lão vội vã lắm.Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!Tôi ngạc nhiên hỏi:- Cụ bán rồi à?- Bán rồi, họ vừa mới bắt xong.Lúc ấy, lão cố làm ra vui vẻ nhưng lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Nhìn lão, tôi muốn chạy lại ôm lão mà an ủi. Nhưng tôi biết làm vậy không tiện. Nhìn thấy lão như vậy, tôi nhớ về chuyện của mình năm xưa nhưng bây giờ tôi không cảm thấy xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa mà chỉ cảm thấy ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện:- Thế nó cho bắt à?Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Những dòng nước mắt khô khốc lại. Cả đời lão không thể đếm xiết là khóc bao nhiêu lần rồi. Lão gặp toàn chuyện đau lòng. Lão đã khóc vì mất vợ, lão lại khóc vì con trai đi làm cao su,… nay lại khóc vì nỗi đau mất chó, người bạn luôn ở bên cạnh lão. Ôi! Lão thật là tội nghiệp. Bây giờ, khi lại nhắc về chuyện đó, tôi lại cảm thấy buồn nao nao.Rồi cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít, lão huhu khóc… Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cũng thấy cay cay nhưng tôi kiềm lại được. Sau đó, bằng giọng đứt quãng, lão kể chuyện bán chó cho tôi nghe. Lão kể chuyện bắt chó trong nước mắt. Lão gọi con chó lại cho nó ăn cơm thì thằng Xiên và thằng Mục đứng sau ra bắt nó. Nó nằm yên, kêu ư ử rồi nhìn lão rất lâu làm lão rất ân hận và day dứt.Tôi động viên lão, an ủi mãi nhưng nỗi buồn của lão vẫn chưa nguôi. Ôi! Lão thật đôn hậu, sống có nghĩa có tình. Lão lương thiện quá! Tôi vỗ về, an ủi và gợi chuyện để khuyên giải lão. Dường như nỗi buồn ấy vẫn không tan được. Biết làm sao được.Rồi tôi xuống bếp luộc mấy củ khoai mời lão thì lão gọi lại và nhờ tôi hai việc với vẻ mặt nghiêm trang lạ thường. Và lão bảo muốn nhờ tôi giữ giúp mảnh vườn cho anh con trai và ba mươi đồng bạc cuối cùng để gửi lại nhờ hàng xóm làm ma chay giúp nếu lão có việc gì không may. Về việc nhận mảnh vườn thì tôi đồng ý ngay nhưng khi lão gửi ba mươi đồng bạc thì tôi băn khoăn lắm! Không biết, lão sẽ lấy gì mà ăn mà sống? Cuộc sống ngày mai của lão sẽ ra sao? Thấy lão năn nỉ mãi thì tôi đành nhận vậy nhưng lòng tôi lại thấy lo cho lão rất nhiều. Bây giờ nghĩ lại, nếu lúc ấy tôi hỏi cho ra nhẽ và khuyên can lão thì sẽ không có những điều đáng tiếc xảy ra. Dù sao, qua cuộc trò chuyện này, tôi thấy lão thấy lão thương con mình quá! Lão hi sinh tất cả để giữ mảnh vườn cho anh. Lão quả là một người cha tuyệt vời. Sau đó, Lão Hạc ra về với một vẻ mặt ủ rũ, dáng điệu thất thiểu. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng chắc lão buồn về chuyện bán chó mà thôi. Mấy hôm liền, lão chỉ ăn khoai, ăn những gì mà kiếm được. Tôi cảm thấy lo lắng và muốn giúp nhưng lão từ chối có khi rất hách dịch. Tôi buồn lắm nhưng cũng chẳng biết làm sao? Sau buổi trò chuyện ấy, tôi hiểu và càng yêu quý lão hơn. Một con người khốn cùng, cô đơn tội nghiệp nhưng đầy tình yêu thương, sống trọn vẹn có nghĩa có tình. Chỉ trót bán một con chó mà lão đã khổ sở như vậy. Tôi nghĩ lão không nỡ đối xử tệ với ai đâu. Những ngày tiếp theo, tôi chỉ mong muốn sao lão không phải rơi vào hoàn cảnh như thế nữa và anh con trai lão mau về để lão bớt khổ thêm. Nhưng nó đã xảy ra không như ý tôi muốn, chỉ một lúc sau, người trong làng phát hiện lão mất vì ăn bã chó. Đến bây giờ lão đã mất được hai năm rồi và tôi đã hiểu cái ý nghĩ xa xăm mà lão đã nghĩ tới đó là cái chết. Lão đã chọn một cái chết thật bi thảm để dành dụm tiền cho con mình. Chỉ từng nấy thôi cũng đủ biết qua rồi, nhắc lại làm gì nữa, tôi cứ coi như đó là một câu chuyện buồn về một người bạn già mãi sống trong lòng tôi hôm nay và mãi mãi. . Đề: Vào vai nhân vật Ông Giáo, hãy kể lại cảnh Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Đã ba ngày nay rồi mà câu chuyện của Lão Hạc, người hàng xóm của. khoăn lắm. Tôi không biết việc nhận ba mươi đồng bạc, tiền lão đưa để nhờ hàng xóm làm ma chay, có đúng không nữa? Khoảnh khắc lão báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ buổi chiều hôm. Lão Hạc – người bạn già của tôi. Không biết có chuyện gì không mà trông lão vội vã lắm. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Tôi ngạc nhiên hỏi: - Cụ bán rồi à? - Bán


18 tháng 11 2021

Tham khảo!

1.

 

Tôi đã phải " dứt tình" bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cho chồng, nào ngờ còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Chồng tôi vẫn đang bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng trả anh ấy cho tôi trong tình trạng " thập tử nhất sinh".

Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ, người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Chồng tôi hốt hoảng " lăn đùng ra không nói được câu gì".

Ban đầu, khi thấy bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi và đe dọa tính mạng của anh, nhưng bọn chúng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì tôi vẫn cố gắng van xin tên cai lệ độc ác : Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho ! Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, tôi đã bắt đầu xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài : Cháu xin ông.

Khi tên cai lệ đấm vào ngực tôi và sấn đến trói anh Dậu thì sự chịu đựng không còn nữa, tức nước vỡ bờ, tôi phản kháng dữ dội. Tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất .... còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

18 tháng 11 2021

tham khảo:

1, Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng - anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” - tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” - tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

 

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

30 tháng 10 2016

2.tôi là 1 thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật "ông giáo". Là 1 người trí thức, ko sung sướng hơn những người khác nhưng sống giữa những người nông dân đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi ko khỏi đâu lòng, xót xa. Người khiến tôi phải suy nghĩ hìu nhất là lão Hạc-1 ông lão cô độc sống gần nhà tôi. Tôi ko thể nào quên đc hình ảnh của lão khi chìu qua lão đến nhà tôi báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đâu khổ tột độ.
chiều qua tôi đang chuẩn bị xếp lại mấy quyển sách thì lão sang chơi, vừa nhìn thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
lão gật gật:
- Bán rồi hoc vừa bắt xong
lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậc nước, tôi quặn lại trong lòng chỉ muốn ôm choàng lấy lão. Trong lòng tôi lúc này ko còn hình bóng của 5 quyển sách mà tôi yêu quí hơn những ngón tay của mình nữa tôi chỉ thấy ái ngại cho lão hạc. lão đã đau đớn lắm khi bán ***** ấy, ko đành lòng để lão khổ thế kia tôi hỏi:
-thế cho nó bắt à?
tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhung ko ngờ mặt lão đột nhiên co rúm lại.nhũng vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc...giọng lão mếu mó trông thật là tội nghiệp:
- ông giáo ơi ..nó có biết gì đâu.. nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng rỡ..nó ko ngờ tôi nhân tâm lừa nó..
lão nức nở, thều thào 1 hơi dài như muốn chia sẻ nỗi đau, tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà mình ko giúp đc gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi :
- cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết thịt. ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp đẻ nó làm kiếp khác
nhưng lại như lần trước lời an ủi của tôi chỉ làm cho lão nghĩ ngợi hơn, lão chua chát bảo:
ông giáo nói phải. kiếp ***** là kieps khổ thì ta hóa kiếp để nó thành kiếp người , may ra có sung sướng hơn 1 chút ... kiếp người như tôi chẳng hạn
nghe lão nói tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. tôi bùi ngùi nhín lão bảo:
kiếp ai cũng thế cụ ạ. cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng

gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt lão đã đục màu như nhìn đăm đăm vào 1 chốn nào đó
thế thì kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật xứng?
câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. lúc đó tôi lảng đi = 1 câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước . nhưng giờ đâ, ngồi lại 1 mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. chao ôi! đồng bào tôi trong cái tối đất, tối trời của xã hội còn bao người đau khổ , lầm than như thế? mà đời tôi cũng khác gì đâu? nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng 1 tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đó khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọng vẹn nhân cách . Nỗi đau của lão hạc là nỗi đau của lòng tự trọng, nỗi đau của 1 tâm hồn cao đẹp

30 tháng 10 2016

3.Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

17 tháng 10 2018

Tham khảo nha :

  Tôi vốn là hàng xóm của chị Dậu. Hôm đó, tôi vừa đi chợ về thì chợt thấy cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập đi vào nhà chị Dậu. Biết là có chuyện, tôi vội bỏ dở công việc, chạy tắt hàng rào sang báo cho chị Dậu. Thế là vô tình tôi đã được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ.

    Khi tôi sang, ở góc nhà, thằng Dần đang vục đầu húp soàn soạt bát cháo loãng, còn chị Dậu thì đang quạt một bát khác cho nhanh nguội. Sau đó, chị bê bát cháo ra cho anh Dậu và ngồi xem anh ăn có ngon miệng không. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị, tôi không khỏi xót xa. Anh Dậu hình như biết ý vợ nên cố gắng ngồi dậy. Anh vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tay roi, tay gậy hùng hổ bước vào. Cai lệ hống hách gõ đầu gậy xuống đất, cất giọng khàn khàn, bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp sưu ngay lập tức. Sợ quá, anh Dậu lăn đùng ra phản. Lúc đó trông anh thật tội nghiệp. Cái anh này sức lực đã yếu lại còn bị ốm một trận dài từ năm ngoái nên mọi việc đều do một mình chị Dậu cáng đáng hết. Chỉ vì thiếu tiền sun mà anh đã bị cùm trói cả ngày đến mức ngất đi chúng mới thả cho về. Chắc sợ quá, anh rúm người lại, không dám nói năng gì. Đã vậy, khi nhìn thấy anh Dậu như thế, người nhà lí trưởng còn mỉa mai: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy”. Cái anh người nhà lí trưởng này cũng hách dịch ghê quá. Anh ta quay sang bảo chị Dậu muốn khất sưu thì hãy đi gặp ông lí mà khất còn anh ta không cho chị khất thêm một giờ nào nữa. Nghe thấy thế, chị Dậu khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay kịp chứ chị không dám khất sưu “nhà nước”. Cai lệ không để chị nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt lên, quát chị, không đồng ý cho chị khất sưu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục hạ mình van xin trong tiếng chửi mắng quát nạt của cai lệ và người nhà lí trưởng. Để được khất sưu, chị đã “một điều ông hai điều cháu” với cai lệ. Chị đã hạ mình hết mức để cứu chồng. Là hàng xóm của chị, tôi biết lắm chứ, nhà chị hiện nay đâu còn gì bán được. Để đóng suất sưu cho chồng, chị đã phải bán hết mấy gánh khoai, đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng mới sáu, bảy tuổi. Vì chồng, chị đã hạ mình để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn quay sang hét người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Trong khi người nhà lí trưởng còn đang lóng ngóng – anh ta không nỡ trói một người đang ốm bê ốm bết – thì cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu. Chị Dậu mặt xám lại. Tôi nghĩ hình như chị đã căm tức lắm rồi nhưng vẫn cố nhịn. Chị kêu khóc van xin tha cho chồng chị. Nhìn cảnh đấy, tôi trào nước mắt vì thương anh chị Dậu. Tôi cũng nghèo, tôi bất lực, không giúp được gì cho chị cả. Tên cai lệ vẫn bỏ mặc ngoài tai những lời van vỉ, hắn gạt chị ra, xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, không chịu được nữa, không “ông – cháu” nữa, chị lớn tiếng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị hiền lành nhưng cũng thật sắc sảo, lời nói của chị thật thấu tình đạt lí. Nhưng tên cai lệ đâu có để ý, hắn tát chị Dậu đánh “bốp” một cái để thách thức rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Đến nước này thì không thể nào chịu đựng hơn được nữa, chị xông vào kéo tên cai lệ ra, mồm rít lên, thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị lao vào trận chiến giằng co với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Cuối cùng, sức lực của một anh chàng nghiện đành thua sức lực của một người đàn bà lực điền. Hắn bị chị Dậu tóm gáy, lẳng ra thềm. Tên người nhà lí trưởng xông vào ứng cứu nhưng rồi cũng phải chịu trận như cai lệ. Tôi nhìn cảnh ấy mà lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, tráo trâng bây giờ thì như một lũ chuột ngập nước, trông thảm hại rúm ró. Nhưng khi nghe anh Dậu khuyên can vợ và nói: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”, tôi lại thấy lo cho chị Dậu quá. Chị đã dám đứng lên tự bảo vệ gia đình mình, giờ đây, ai bảo vệ cho chị? Cuộc đời chị sẽ thế nào đây? Tôi chỉ biết cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.

      Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi về chị Dậu – người phụ nữ giàu lòng yêu chồng thương con nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Chị là người đầu tiên trong làng đã dám chống lại “người nhà nước”. Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều người khác theo gương chị, bởi “tức nước” thì “vỡ bờ”.

12 tháng 11 2021

thế mới là HẢO HÁN!

Đề 1: Nếu là người được chứng kiến cuộc trò chuyện của bà cô với bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bé Hồng và người mẹ trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế ? Đề 3:Đóng vai chị Dậu, kể...
Đọc tiếp

Đề 1: Nếu là người được chứng kiến cuộc trò chuyện của bà cô với bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bé Hồng và người mẹ trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế ?
Đề 3:Đóng vai chị Dậu, kể lại việc đứng lên chống trả tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Ngô Tất Tố.
Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao, em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào?
Đề 5: Vào vai nhân vật Giôn-xi kể lại câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri.

 

4
13 tháng 12 2016

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

13 tháng 12 2016

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng ***** lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho ***** của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn ***** rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược ***** lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi ***** để bầu bạn hằng đêm. Có ***** đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

17 tháng 9 2021

mik cần gấp lắm 😭

23 tháng 12 2016

Có được coppy ko

23 tháng 12 2016

Chắc ko đâu

30 tháng 11 2021

Đóng vai Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Tham Khảo:

Ngoài đầu làng, tiếng mõ lại inh ỏi vang lên, trong nhà, tôi trở mình thở dài lặng lẽ. Sao mà ngột ngạt, sao mà bức bối thế này? Tiếng khóc, tiếng thét cứ vẳng lên trong đầu, khiến tôi chẳng thể nào chợp mắt nổi. Con bé Tỉu đang bú, bị tôi làm giật mình thức dậy kêu oe oe. Khốn khổ cho cái thân đàn bà này! Nếu gia đình tôi không phải hạng cùng đinh của cái làng này thì đâu đến nông nỗi này!

Số là mấy hôm nay đến ngày thu sưu thuế của triều đình, lính lệ, các quan nha từ trên tề tựu đông đủ ở đình làng, bắt mỗi đầu đinh ba đồng bạc để nộp suất sưu. Nếu không có tiền đóng, các quan sai lính lệ bắt người ấy ra đình, đánh cho đến khi nào đủ tiền thì thôi. Ôi cái thân nghèo mạt kiếp như gia đình tôi lấy đâu ra từng ấy tiền mà đóng cho triều đình bây giờ? Tôi chạy vạy khắp nơi, lo tiền lo bạc, chồng tôi ốm phải nằm ở nhà, ấy vậy mà mấy tên lính lệ lại bắt chồng tôi ra đình mà đánh mà đập đến chết đi sống lại. Nhìn chồng nằm co quắp ở đình làng, tôi chẳng biết phải làm gì cho đủ cái suất sưu kia. Giờ nhà chẳng còn gì mà bán, chỉ còn cách ấy, thôi thì còn người là còn của, tôi nghĩ vậy rồi trở lại nhà. Cho con bé ăn một bữa cuối cùng, nhìn đứa con gái mới chỉ bảy tuổi mà đã biết lo lắng cho gia đình, phần thầy phần u từng củ khoai nhỏ, tôi thấy lòng mình thắt lại, nước mắt tràn ra, nhưng biết sao bây giờ? Tôi cắn răng bán nó làm người ở cho nhà Nghị Quế ở đầu làng mới tạm đủ số tiền đóng sưu cho chồng. Biết đâu sau này trời cho vợ chồng tôi khấm khá có thể chuộc lại con bé thì sao?

Những tưởng thế là yên, nhưng hôm sau quan trên lại sai lính lệ báo cho tôi rằng nhà tôi còn một suất đinh của người em chồng nữa. Ôi trời ơi, khốn nạn đến thế là cùng! Chú ấy đã chết từ năm ngoái rồi các người còn đòi thu nữa sao? Thế nhưng nào ai dám cả gan mở lời ấy với quan? Nhưng nhà tôi một suất đã khốn đốn, còn thêm một suất sưu nữa thì làm sao gánh nổi? Ấy vậy, tôi đành ra cắp nón ra trình bày với quan trên, mong quan trên đèn giời soi xét, nhưng tôi đã bị đuổi trở về.

Nằm trằn trọc chẳng sao ngủ được thì nghe tiếng người huyên náo ngoài đầu cổng, tiếng chó sủa inh ỏi khắp làng. Tôi bật dậy chạy ra ngoài thì thấy người ta cõng chồng tôi trên lưng rồi vứt bịch vào một góc nhà. Nhìn chồng rũ rượi như một người đã chết, tôi thốt thoảng gọi "thầy nó ơi" nhưng chồng tôi chẳng hề động đậy. Tôi đau xót, uất ức, hoang mang, có khi nào chồng tôi đã chẳng còn thở nữa. Bác Lý, bác Cả xúm lại gọi tên rồi xoa bóp cho chồng tôi, may sao một lúc thì chồng tôi mở mắt. Ông giời may còn xót thương cho gia đình tôi mà để chồng tôi được sống. Chắc chồng tôi đói lắm, từ hôm qua tới nay nào được miếng gì vào bụng, lại còn bị đánh đập tới chết ngất đi như thế! Nhưng mà chẳng còn gì ngoài mấy củ khoai rãi, tôi định bụng đem lên cho chồng thì may sao bà hàng xóm đưa cho tôi một bát gạo:

- Này, chị cầm lấy mà nấu cho anh ấy tí cháo! Từ hôm qua tới nay, nào đã được cái gì vào bụng đâu, người như thế, còn sức đâu mà ăn khoai.

 

Tôi nhìn bà, xúc động, run run cầm lấy bát gạo:

- Ơn nghĩa này cháu cảm tạ bà, chẳng biết bao giờ cháu mới trả lại được cho bà ...

- Thôi cứ lo cho anh ấy khỏe lại đã, ơn nghĩa gì?

Nói rồi bà cất bước lại nhà, tôi may mắn đem bát gạo nấu thành bát cháo loãng mang lên cho người chồng tội nghiệp của mình.

Tôi bắc nồi cháo, đem lên giữa nhà, ngả mấy chiếc bát đã sứt mẻ mà múc ra la liệt rồi lấy quạt quạt cho chóng nguội.

Mặt trời đã ló dạng qua ngọn tre, tiếng tù và, tiếng trống lại đua nhau kéo lên thủng thẳng, lại một ngày ngột ngạt nữa ở cái làng nhỏ bé này. Tiếng chân người, tiếng kêu, tiếng chó sủa cứ đua nhau vọng lên khắp các con đường, ngõ hẻm. Tiếng bước chân lật đật trên nền đất, bà lão hàng xóm đứng giữa cái sân con mà hỏi vọng vào:

- Anh nhà đã đỡ hay chưa?

- Cháu đội ơn cụ. Chồng cháu đã đỡ hơn đêm qua, ấy nhưng mà vẫn còn lệt bệt, mỏi mệt lắm cụ ạ!

- Này, cô có bảo chú ấy tí nữa liệu mà trốn đi đâu, không người ta đến thúc sưu, không có người ta lại bắt, lại đánh cho thì khổ lắm. Người đã ốm yếu như thế, sức nào mà chịu nổi trận đòn?

- Vâng cụ ạ, cháu cũng định như cụ dạy. Chờ chồng cháu ăn xong bát cháo, cháu sẽ giục chồng cháu đi ngay chứ đã được ăn gì từ qua đến giờ đâu?

- Ừ, thế thì chóng lên, không họ vào bây giờ đấy!

Nói rồi, bà lại lật đật lại nhà với vẻ mặt vừa như lo lắng, vừa như băn khoăn điều gì. Thằng Dần - đứa con thứ hai đã vục vội một bát cháo nóng bỏng. Nó vừa húp nấy húp để, vừa thổi phì phỉ. Tôi rón rén bưng bát cháo lại gần chồng:

- Thầy em cố dậy ăn lấy bát cháo này cho đỡ xót ruột!

Nói rồi, tôi đón lấy con bé con, bế ẵm ngửa nó ngồi cạnh chồng, chẳng biết chồng tôi có ăn được hay không. Anh ngồi gượng dậy, vươn vai, ngáp dài một tiếng, uể oải chống tay xuống cái phản nằm, rên nhẹ một tiếng rồi ngẩng lên. Vừa kề bát cháo vào miệng, chưa kịp húp thì tiếng người rầm rập bước vào trong sân. Thế rồi, tiếng cai lệ, người nhà lý trưởng xồng xộc xông vào nhà tôi. Thằng Dần hốt hoảng, vứt bát cháo chỏng chơ dưới sàn chạy nép vào mẹ, con bé Tỉu khóc ré lên từng hồi. Tôi đưa con bé cho thằng Dần, rồi đứng dậy.

Một tay roi song, tay thước, một tay dây thừng, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét lên:

- Cái thằng kia, tao tưởng mày chết đêm qua rồi đấy? Còn ngồi đấy à? Tiền sưu đâu? Nộp ngay ra đây cho ông!

Cái giọng khàn khàn, ốm yếu của một kẻ hút xái vang lên khiến cho chồng tôi phải run rẩy. Phải, chẳng gì hắn cũng là người có chức có quyền, không sợ sao được. Chồng tôi vội đặt bát cháo xuống phản, yếu ớt lăn đùng ra cái phản con con.

- Này, anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

Chúng nói với nhau bằng cái giọng đầy mỉa mai như thế!

Thế rồi hắn chỉ thẳng vào mặt tôi, quát lên:

- Này nhà chị kia, chị khất sưu đến chiều mai phỏng? Đấy, chị kêu với ông lý, ông ấy ra đình kêu với quan trên cho, chứ còn tôi, tôi chả có quyền mà cho chị khất thêm giờ nào nữa đâu!

Tôi run rẩy nhìn họ, nhà tôi đến gạo còn chẳng có, lấy đâu tiền mà nộp cho quan. Tôi mới nhẹ nhàng, dè dặt chắp tay tâu bẩm với chúng rằng:

- Thưa các ông, nhà cháu đã nghèo, lại nộp thêm suất sưu cho chú ấy nữa nên mới chậm tiền sưu của các ông, chứ cháu có lòng nào dám bê trễ tiền sưu của nhà nước đâu ạ? Các ông thương cháu, làm phúc nói với ông cai ông lí cho cháu xin được khất ...

Lời còn chưa nói xong, tên cai lệ đã trợn ngược mắt với tôi:

- Này con kia, mày đang xin xỏ với cha mày đấy à? Tiền của nhà nước mà mày dám mở mồm bảo tao nói với các quan xin cho mày khất sao?

- Thưa ông, nhà cháu nào dám bỏ bê, chỉ là nhà cháu nghèo quá, chẳng còn gì, các ông có đánh, có mắng, cháu cũng xin chịu vậy, mong ông thương tình trông lại cho gia cảnh nhà cháu!

Tôi nói với cái giọng rơm rớm nước mắt. Quả là nhà tôi chẳng còn gì nữa, cái nhà tranh dột nát này còn chẳng đủ che nắng che mưa cho mẹ con tôi, lấy đâu ra mà đóng sưu cho nhà nước? Thế nhưng, tiền của nhà nước chẳng thể khất lần khất lữa được mãi. Đang miên man suy nghĩ thì cái giọng của tên cai lệ hằm hè thốt lên:

- Không có ông dỡ cả nhà mình đi đấy chứ ông chẳng chửi mắng không đâu! Không hơi đâu nói lắm, bắt gô cổ thằng chồng, điệu ra ngoài đình kia!

Hắn quát lên với tên người nhà lí trưởng. Thế nhưng cái tên ấy lại lóng lóng ngóng, hình như hắn không biết nên làm gì với người chồng tội nghiệp ốm yếu của tôi. Hắn đứng đó, hết nhìn tên lý trưởng, lại nhìn tôi rồi nhìn chồng tôi. Thấy vậy, tên Lý trưởng giặt phắt sợi dây thừng, hầm hầm chạy đến bên tấm phản.

 

Tôi vội buông hai đứa con, chạy lại đỡ lấy tay hắn:

- Cháu xin ông, nhà cháu vừa mới tỉnh, còn chưa kịp ăn gì, ông thương tình cho cháu ...

- Này thì thương tình này, này thì tha cho mày này!

Hắn giơ chân đạp thẳng vào ngực tôi hai bịch. Hai cú đá khiến tôi tối sầm mặt mũi, ngực đau đến nỗi chẳng thể thở được, thế nhưng chẳng hiểu sức lực nào mà tôi đứng lên, chạy lại cự lại cái tên cai lệ cầm thú ấy;

- Chồng tôi đang đau ốm, các người không được phép mang chồng tôi đi!

Lại một cái tát nảy đom đóm mắt giáng vào bên má phải của tôi, cái tát đau rát, đỏ ửng. Tôi ức quá, nghiến chặt quai hàm, túm lấy cổ tên cai lệ mà dúi. Sức cái tên nghiện ấy làm sao đọ với sức của người đàn bà như tôi, tôi dúi ấn đầu hắn ra tới tận cửa, ấy vậy mà mồm hắn vẫn còn thét nham nhảm đòi trói vợ chồng tôi.

Tên người nhà lí trưởng hình như ngạc nhiên quá trước hành động bất ngờ của tôi, hắn đứng yên như tượng gỗ, bây giờ mới hoàn hồn, sấn sổ bước tới đòi đánh tôi. Tôi chẳng để hắn được như ý, nắm lấy cán gậy, tôi cố giằng cho bằng được cái gậy trong tay hắn. Thế rồi cái gậy văng ra lúc nào không rõ, tôi chỉ biết tay mình đang vật sức với tên hầu cận của ông lý. Nhưng cuối cùng, tôi nắm được tóc hắn, lẳng cho một cái tới cửa, còn đá thêm một cái vào cái lưng của hắn, hắn kêu "ối" lên một tiếng rồi ngã nhào ra thềm.

Hả hê, tôi đứng chống nạnh trước cửa mà quát rằng:

- Đứa nào dám trói chồng bà đi, bà cho chúng mày biết tay!

Chồng tôi hoảng hồn, vội thều thào:

- U nó đừng làm thế! Làm thế rồi người ta bắt tù bắt tội cho đấy!

- Tôi thà để phải ngồi tù chứ làm sao để chúng nó làm tình làm tội mình mãi được! Tôi không chịu được...

Hai tên tay sai mặt mày xám ngắt, lồm cồm đứng dậy, líu ríu bước chân vào nhau mà chạy ra đường. Chúng chạy nhưng vẫn không quên ngoảnh lại mà quát với tôi rằng:

- Con đàn bà kia, mày đợi đấy, rồi mình biết tay ông!

Nói rồi chúng bước vội ra khỏi nhà tôi. Thật là một lũ hèn, chỉ dám ức hiếp người nghèo!

Tôi bước vội vào nhà, đỡ chồng ngồi dậy, dựa lưng vào tường. Bát cháo ăn dở tôi lại đưa lại cho chồng. Những bát cháo giữa nhà đã xô đẩy đổ vỡ, thằng Dần đứng bế em mà khóc thút thít. Tôi nhẹ nhàng ôm con, bế cái Tỉu rồi ngồi lại bên chồng nhìn anh ăn. Không biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh này, không biết bao giờ mới khỏi cái sưu thuế này nữa. Tôi ngồi nhìn ra xa xăm... Ngoài kia, tiếng chó lại sủa, tiếng khóc lại vang lên nghe thật não nề...

30 tháng 11 2021

kể lại sự việc chứng kiến chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.

Tham Khảo:

Tôi vốn là hàng xóm của chị Dậu. Hôm đó, tôi vừa đi chợ về thì chợt thấy cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập đi vào nhà chị Dậu. Biết là có chuyện, tôi vội bỏ dở công việc, chạy tắt hàng rào sang báo cho chị Dậu. Thế là vô tình tôi đã được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ.

       Khi tôi sang, ở góc nhà, thằng Dần đang vục đầu húp soàn soạt bát cháo loãng, còn chị Dậu thì đang quạt một bát khác cho nhanh nguội. Sau đó, chị bê bát cháo ra cho anh Dậu và ngồi xem anh ăn có ngon miệng không. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị, tôi không khỏi xót xa. Anh Dậu hình như biết ý vợ nên cố gắng ngồi dậy. Anh vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tay roi, tay gậy hùng hổ bước vào. Cai lệ hống hách gõ đầu gậy xuống đất, cất giọng khàn khàn, bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp sưu ngay lập tức. Sợ quá, anh Dậu lăn đùng ra phản. Lúc đó trông anh thật tội nghiệp. Cái anh này sức lực đã yếu lại còn bị ốm một trận dài từ năm ngoái nên mọi việc đều do một mình chị Dậu cáng đáng hết. Chỉ vì thiếu tiền sun mà anh đã bị cùm trói cả ngày đến mức ngất đi chúng mới thả cho về. Chắc sợ quá, anh rúm người lại, không dám nói năng gì. Đã vậy, khi nhìn thấy anh Dậu như thế, người nhà lí trưởng còn mỉa mai: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy”. Cái anh người nhà lí trưởng này cũng hách dịch ghê quá. Anh ta quay sang bảo chị Dậu muốn khất sưu thì hãy đi gặp ông lí mà khất còn anh ta không cho chị khất thêm một giờ nào nữa. Nghe thấy thế, chị Dậu khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay kịp chứ chị không dám khất sưu “nhà nước”. Cai lệ không để chị nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt lên, quát chị, không đồng ý cho chị khất sưu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục hạ mình van xin trong tiếng chửi mắng quát nạt của cai lệ và người nhà lí trưởng. Để được khất sưu, chị đã “một điều ông hai điều cháu” với cai lệ. Chị đã hạ mình hết mức để cứu chồng. Là hàng xóm của chị, tôi biết lắm chứ, nhà chị hiện nay đâu còn gì bán được. Để đóng suất sưu cho chồng, chị đã phải bán hết mấy gánh khoai, đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng mới sáu, bảy tuổi. Vì chồng, chị đã hạ mình để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn quay sang hét người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Trong khi người nhà lí trưởng còn đang lóng ngóng – anh ta không nỡ trói một người đang ốm bê ốm bết – thì cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu. Chị Dậu mặt xám lại. Tôi nghĩ hình như chị đã căm tức lắm rồi nhưng vẫn cố nhịn. Chị kêu khóc van xin tha cho chồng chị. Nhìn cảnh đấy, tôi trào nước mắt vì thương anh chị Dậu. Tôi cũng nghèo, tôi bất lực, không giúp được gì cho chị cả. Tên cai lệ vẫn bỏ mặc ngoài tai những lời van vỉ, hắn gạt chị ra, xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, không chịu được nữa, không “ông – cháu” nữa, chị lớn tiếng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị hiền lành nhưng cũng thật sắc sảo, lời nói của chị thật thấu tình đạt lí. Nhưng tên cai lệ đâu có để ý, hắn tát chị Dậu đánh “bốp” một cái để thách thức rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Đến nước này thì không thể nào chịu đựng hơn được nữa, chị xông vào kéo tên cai lệ ra, mồm rít lên, thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị lao vào trận chiến giằng co với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Cuối cùng, sức lực của một anh chàng nghiện đành thua sức lực của một người đàn bà lực điền. Hắn bị chị Dậu tóm gáy, lẳng ra thềm. Tên người nhà lí trưởng xông vào ứng cứu nhưng rồi cũng phải chịu trận như cai lệ. Tôi nhìn cảnh ấy mà lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, tráo trâng bây giờ thì như một lũ chuột ngập nước, trông thảm hại rúm ró. Nhưng khi nghe anh Dậu khuyên can vợ và nói: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”, tôi lại thấy lo cho chị Dậu quá. Chị đã dám đứng lên tự bảo vệ gia đình mình, giờ đây, ai bảo vệ cho chị? Cuộc đời chị sẽ thế nào đây? Tôi chỉ biết cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.


      Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi về chị Dậu – người phụ nữ giàu lòng yêu chồng thương con nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Chị là người đầu tiên trong làng đã dám chống lại “người nhà nước”. Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều người khác theo gương chị, bởi “tức nước” thì “vỡ bờ”.

28 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tôi là một bà lão sống ở làng Đông Xá, hàng xóm của gia đình chị Dậu, cái thân phận thấp cổ bé họng như chúng tôi thật khốn khổ. Nhất và vào mùa sưu thuế, liệu bạn có tận mắt chứng kiến cảnh gán vợ đợ con, mua rẻ bán đắt, vay lãi với giá cắt cổ… chỉ để đủ tiền sưu? Cảnh nào cũng có cả! Gia đình chị Dậu cũng là một trong gia đình khốn cùng đến vậy.

 

Tôi ở sát vách nhà chị Dậu, gia đình chị thuộc "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng quê nghèo này. Vì vừa phải lo hai cái tang, anh Dậu lại ốm yếu nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị không làm cách nào khác đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái ! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.

Mới sáng sớm tiếng mõ, tiếng tù và inh ỏi, tiếng chó sủa vang các xóm. Lo lắng rằng anh Dậu còn chưa khỏi, tôi vội chạy sang giục bảo anh đi trốn. Vừa sang thì chị Dậu đang quạt cháo cho bớt nóng. Tôi hỏi: "Bác trai đã khá rồi chứ?"

 

- "Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường." - chị Dậu đáp.

Tôi bèn khuyên bảo anh nhanh đi đâu trốn thì trốn, chứ nằm đấy bọn cai lệ với người nhà lí tưởng lại qua thúc sưu, họ đánh cho thì khổ. Chị cũng dạ vâng, nhưng muốn cho anh Dậu ăn một chút cháo cho tỉnh người rồi tính. Tôi nghĩ kể cũng phải, người ốm bụng đói thì chịu sao nổi? Tôi vừa lo lắng vừa quay về nhà.

Vừa mở cửa nhà, đã nghe tiếng chân rình rịch đằng sau thì tôi lại vội chạy ra xem thì thấy bọn tay sai sầm sập chạy vào nhà chị Dậu. Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy anh Dậu hoảng sợ lăn đùng ra phản, chắc anh còn chưa húp được miếng cháo thì chúng đến, chị Dậu thì cuống quít van xin nhẫn nhịn van xin nhưng chúng nào có tình người, tên cai lệ vừa quát tháo vừa bịch vào ngực chị rồi sấn đến để trói anh Dậu. Có lẽ không thể chịu được, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:

- "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"

Chị này cứng cỏi thật đấy! Mà đó là cái lẽ đương nhiên ở đời ai cũng phải biết: Ốm tha già thải. Thế mà tên cai lệ bất nhân kia chẳng thèm biết đến, hắn đánh "bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:

- "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù ngùn ngụt. Chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ. Hắn ta lẻo khoẻo nghiện ngập nên chỉ cần chị Dậu xô cho một cái đã ngã nhào ra thềm. Vậy mà hắn ta vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đến chết vẫn giữ nguyên bản chất!

Tên người nhà lí trưởng còn có gậy trong tay giơ lên trực vụt chị Dậu nhanh như cắt chị tóm được hai bên giằng co du đẩy nhau. Cuộc chiến này không kết thúc chóng vánh như khi chị đánh tên cai lệ. Nhưng cuối cùng chị Dậu cũng túm tóc lẳng cho người nhà lí tưởng một cái ngã nhào ra thềm. Cái cảm giác lúc ấy mới sung sướng làm sao! Cái ác đã bị trừng trị. Nhưng vào đó, tôi càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh người nhà nước sẽ bị chúng khép vào tội tù đày thì thật khốn khổ. Anh Dậu can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:

- "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...."

Thật vậy, Người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng chỉ có con người duy nhất là tự mình đứng lên đấu tranh giải phóng cuộc đời của chúng tôi. Tôi chỉ mong rằng, một xã hội mới sẽ tới, còn xã hội thối nát này sớm bị xóa bỏ thì tốt rồi!

28 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn nhé