K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

Liên kết với nhau bằng các dấu phẩy,dấu chấm

24 tháng 3 2022

Liên kết với nhau bằng các dấu phẩy dấu chấm

30 tháng 3 2022

B

B. Dân làng lấy gỗ làm nhà và những túp lều lụp xụp như xưa không còn nữa.

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, trích Ngữ Văn 9, Tập 1, tr.22, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi.?

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

Mong các ah chị giúp em em gấp lắm rồi ạ

4
28 tháng 5 2022

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

- Từ láy: giàn giụa, run run

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi ?

- Theo em, nhân vật ông lão vẫn cảm ơn vì ông đã nhận được sự cảm thông từ cậu bé

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

- Nhân vật tôi là một nhân vật giàu lòng nhân ái, đầy lòng vị tha

28 tháng 5 2022

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Từ láy: giàn giụa, run rẩy

Câu 3: Vì ông lão đã nhận được sự quan tâm, yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ của cậu bé qua hành động lục hết túi nọ đến túi kia, run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông nói lời xin lỗi với ông.

Câu 4: Nhân vật tôi là một cậu bé thương người, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, cậu có một trái tim rất ấm áp

14 tháng 2 2022

Khu vườn hoang lặng im/Bỗng râm ran khắp lối.

14 tháng 2 2022

Ông lành như hạt gạo/Bà hiền như suối trong. Lại lặng thầm trong suốt/Như suối khuất rì rào. Khu vườn hoang lặng im/Bỗng râm ran khắp lối. Vì ta mà giữ lấy/Một dải dài biên cương.

23 tháng 3 2022

Liên kết bằng dấu chấm

4 tháng 3 2023

câu 1 : 
a. chăm chú
b. lặng lẽ
câu 2 : 
a. đi bộ
b. chao liệng
câu 3 : hoa mai thường nở vào dịp tết và là biểu chưng của miền nam nước ta

16 tháng 12 2022

trạng ngữ là : cầm chiếc chìa khóa của căn nhà trên tay

chủ ngữ là : người thợ xây

vị ngữ là : không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông

16 tháng 12 2022

trạng ngữ là : cầm chiếc chìa khóa của căn nhà trên tay

chủ ngữ là : người thợ xây

vị ngữ là : không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông

Vai diễn cuối cùng Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng. Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức...
Đọc tiếp

Vai diễn cuối cùng Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng. Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra vẫy vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt một ngày đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy. Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng nhìn thấy chú bé ra vẫy và vẫn không thấy một hành khách nào vẫy lại. . Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Hôm sau, người diễn viên già ấy giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo véc – tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và đi lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ : « Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình- một hành khách giữa bao hành khách đi tàu » Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy tay, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi. Con tàu xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

                                              ( Theo Truyện khuyết danh)

Câu 1: Nêu ý nghĩa câu chuyện?
................................................................................................................................................................................................
Câu 2: "Hôm sau, người diễn viên già ấy giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc véc-tông cũ, rồi chống gậy ra đi " Hai câu được liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Bằng cách lặp từ
b.Bằng cách thay thế từ ngữ
c.Bằng cách lặp và thay thế từ ngữ
d.Bằng từ ngữ nối

Câu 3: Dấu phẩy trong câu: "Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng" có tác dụng gì?

a.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

b.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

c.Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Câu 11: Phân tích cấu tạo câu văn:
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy tay, người diễn viên già noài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé.

0