Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo mình thì đường 600 m cho cụ già và 200 m cho người thanh niên.
Chắc các bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng với suy luận của mình thì đường 600 m là đường bằng phẳng, dễ đi. Đường 200 m thì gồ ghề, nhiều dốc. Người thanh niên có sức khỏe nhiều, vượt qua là việc không quá khó khăn. Cụ già mà trèo như thế sẽ mất sức và nước, đi trên đường bằng phẳng tuy có hơn 0.5 km nhưng vẫn dễ đi và ít mất sức.
Chọn đúng cho mình nhé!!!!
Theo mình thì đường dốc 200 m sẽ cắm biển cho những người thanh niên đi vì nếu đường càng ngắn thì dốc càng cao và thanh niên có sức khỏe thì mới đi được.
còn đường 600m nên cắm biển dành cho người già vì tuy đường dài nưng độ dốc sẽ không cao vì thế người già sẽ có thể đi mà không mất sức.
Nên cắm biển 200m cho thanh niên (vì độ dốc cao hơn nên đi sẽ khó khăn hơn), cắm biển 600m cho ng già (vì độ dốc thấp hơn, đỡ mất sức lực hơn).
Đường dài 200m dành cho cụ già
Đường dài 600m dành cho thanh niên
Vì người già có sức yếu hơn thanh niên nên người già sẽ đc ưu tiên đi đường ngắn hơn đường dành cho thanh niên
Bạn xem câu trả lời của mình nhé:
Trả lời:
Nguyên bản câu nói của nhà bác học Archimedes có hai vấn đề cần chú ý : điểm tựa và đòn bẩy. Chỉ có một điểm tựa không thì không đủ, phải có một chiếc đòn bẩy đủ tốt. Như ta đã biết, điểm tựa sẽ phân chia đòn bẩy thành hai phần : phần ngắn và phần dài. Để nâng được Trái đất lên, tỷ lệ độ dài giữa phần ngắn và phần dài phải tương xứng với tỷ lệ trọng lượng/lực tác động lên hai đầu đòn bẩy.
Giả sử nhà bác học có thể huy động được dân chúng và một vài chú voi đứng lên đầu dài của đòn bẩy với khối lượng là 6 tấn. Trái đất chúng ta nặng sơ sơ có 6.000.000.000.000.000.000.000.000 tấn. Như vậy tỷ lệ chiều dài giữa hai đầu đòn bẩy sẽ phải là 1.000.000.000.000.000.000.000.000 lần. Nếu chiều dài của đầu ngắn là 1 inch thì khoảng cách từ điểm tựa tới chỗ Archimedes cùng cộng sự của ông đứng sẽ dài gấp 500.000 lần chiều dài từ Trái Đất tới ngôi sao gần nhất. Một khoảng cách quá dài và không tưởng tượng được.
Vậy câu hỏi là có hay không? Có nếu như Archimedes kiếm được một chiếc đòn bẩy dài tới như vậy!
Chúc bạn học tốt!
Chắc chắn ko bao giờ đúng đc, muốn bẩy một vật lên ko chỉ cần đến điểm tựa hay lực, mà còn liên quan đến yếu tố thời gian. Làm đc như vậy sẽ mất tỉ tỉ... năm ánh sáng. Ông ns như vậy chỉ để khẳng định ý tưởng của ông đúng mà thôi.
Nếu bn xem chưng trình Discover Science (Khám phá khoa học) trên kênh VTV7, bn sẽ bt rõ hơn về câu ns này của nhà bác học
Ác-si-mét.
Của nhà bác học lừng danh thế giới ÁC - SI - MÉT
[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….
1.Câu văn nào chứa cảm xúc của người viết?
A. Tôi dậy từ canh tư.
B. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
C. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
D. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ.
2. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp từ
3. Từ nào trong câu văn “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” được được dùng theo theo nghĩa chuyển:
A . Bão B . Bể C. Kính D. Chân
4. Trong những từ sau từ nào không phải là từ mượn?
A. Bình minh
B. Trường thọ
C. Chài lưới
D. Lễ phẩm
1. Ác-si-mét có thể làm được điều này bằng đòn bẩy. Tuy nhiên để làm được điều này, các nhà khoa học đã chính mình rằng ông cần đến 3 vạn tỷ năm!
2. Theo mình thì nên cắm biển 200m cho thanh niên, vì độ dốc cao hơn, còn nên cắm biển 600m cho cụ già, vì độ dốc thấp hơn.
1)
Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!” -tục truyền đó là lời của Archimède, một nhà cơ học thiên tài thời cổ, người đã khám phá ra các định luật về đòn bẩy. Nhưng bạn có biết muốn nâng một vật nặng bằng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Acsimet sẽ mất bao nhiêu thời gian không? Không dưới ba mươi nghìn tỷ năm! Có lần Archimède viết thư cho vua Hieron ở thành phố Cyracuse, là người đồng hương và cũng là bạn thân của ông rằng, nếu dùng đòn bẩy, thì với một lực dù nhỏ bé đi nữa, cũng có thể nâng được một vật nặng bất kỳ nào: chỉ cần đặt vào lực đó một cánh tay đòn rất dài của đòn bẩy, còn vật nặng thì cho tác dụng vào tay đòn ngắn. Và để nhấn mạnh thêm điều đó, ông viết thêm rằng nếu có một trái đất thứ hai, thì bước sang đấy ông sẽ có thể nhấc bổng trái đất của chúng ta lên. Nhưng, giá như nhà cơ học thiên tài thời cổ biết được khối lượng của trái đất lớn như thế nào thì hẳn ông đã không “hiên ngang” thốt lên như thế nữa. Ta hãy thử tưởng tượng trong một lát rằng Archimède có một trái đất thứ hai, và có một điểm tựa như ông đã muốn; rồi lại tưởng tượng thêm rằng ông đã làm được một đòn bẩy dài đến mức cần thiết. Nhưng kể cả khi đã có mọi thứ, muốn nâng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Archimède sẽ phải bỏ ra không dưới ba vạn tỷ năm! Sự thật là như thế đấy. Khối lượng của trái đất, các nhà thiên văn đã biết, tính tròn là:
60 000 000 000 000 000 000 000 000 N
Nếu một người chỉ có thể trực tiếp nâng bổng được một vật 600 N, thì muốn “nâng trái đất” lên, anh ta cần đặt tay của mình lên tay đòn dài của đòn bẩy, mà tay đòn này phải dài hơn tay đòn ngắn gấp:
100 000 000 000 000 000 000 000 lần!
Làm một phép tính đơn giản bạn sẽ thấy rằng khi đầu mút của cánh tay đòn ngắn được nâng lên 1cm thì đầu mút kia sẽ vạch trong không gian một cung “vĩ đại”, dài: 1 000 000 000 000 000 000 km. Cánh tay Archimède tỳ lên đòn bẩy phải đi qua một đoạn đường dài vô tận như thế chỉ để nâng trái đất lên 1 cm ! Thế thì ông sẽ cần bao nhiêu thời gian để làm công việc này? Cho rằng Archimède có đủ sức nâng một vật nặng 600 N lên cao một mét trong một giây (khả năng thực hiện công gần bằng 1 mã lực!) thì muốn đưa trái đất lên 1 cm, ông ta phải mất một thời gian là:
1 000 000 000 000 000 000 000 giây, hoặc ba vạn tỷ năm!
Archimède dành suốt cả cuộc đời dài đằng đẵng của mình cũng chưa nâng được trái đất lên một khoảng bằng bề dày của một sợi tóc mảnh….
Không có một thứ mưu mẹo nào của nhà phát minh thiên tài lại có thể nghĩ ra cách rút ngắn khoảng thời gian ấy được. “Luật vàng của cơ học" đã nói rằng bất kỳ một cái máy nào, hễ làm lợi về lực thì tất phải thiệt về đường đi. Vì thế, ngay như Archimède có cách để làm cho cánh tay mình có được vận tốc lớn nhất có thể trong tự nhiên là 300.000 km/s (vận tốc ánh sáng) thì với cách giả sử quãng đường này, ông cũng phải mất 10 vạn năm mới nâng được trái đất lên cao 1 cm!