K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

1;

vật thể tự nhiên:cây,hoa

vật thể nhân tạo:đèn,máy tính

vì chất tạo nên vật thể

2

nhôm:nồi,xoong,..

thủy tinh:cốc,hộp đựng thức ăn

chất dẻo:dép vòng chun

3

vật thể:người,bút chì,dây điện,áo,xe đạp

chất:nước,than chì,chất dẻo,xenlulozo,nilon,sắt,nhôm,cao su

~NẾU ĐÚNG TICK CHO MINH NA~

26 tháng 8 2017

1/ a. Nêu ví dụ 2 vật thể tự nhiên: cây cỏ, hoa lá; 2 vật thể nhân tạo: quần áo, mũ, dày dép

b. Vì vật thể được tạo nên từ chất

2/ a.tô nhôm, niềng xe đạp, chảo nhôm

b. ống nghiệm, lọ cắm hoa, ly cốc

c. bịch nilon, ruột bút, dép vòng chun

3/ Vật thể: Cơ thể người, Bút chì, Dây điện, Áo may, Xe đạp

Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su

TICK CHO MK NHAN Bé Của Nguyên leuleu

26 tháng 12 2017

Vật thể: cơ thể người, bút chì, dây diện, áo, xe đạp.

Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozo, nilon, sắt, nhôm, cao su.

2 tháng 9 2018

1a ) Đầu tiên , cho muối và cát vào 1 cốc nước lọc , khuấy đều . Muối sẽ tan trong nước còn cát thì không . Lấy 1 cốc khác , để màn lọc lên miệng cốc , đổ cốc nước vừa khuấy vào cốc => Thứ trên màn lọc chính là cát

sau đó đun chỗ nước còn lại đến khi nước cạn hết => Thứ còn lại trong nồi chính là muối

b ) Lấy nam châm hút bột sắt => Thứ còn lại là bột đồng

Chương 1 :             CHẤT   -     NGUYÊN TỬ     -     PHÂN TỬ            Bài 2 :                                 C         H         Ấ            T           1, Cho ví dụ về 3 vật thể đc làm từ mỗi chất sau :a)  Chất dẻob)  Sắtc)  Cao su           2, Các vật thể xung quanh em như :  túi xách; thước kẻ; cốc uống nước, có thể đc chế tạo ra từ những chất nào ?...
Đọc tiếp

Chương 1 :             CHẤT   -     NGUYÊN TỬ     -     PHÂN TỬ

            Bài 2 :                                 C         H         Ấ            T

           1, Cho ví dụ về 3 vật thể đc làm từ mỗi chất sau :

a)  Chất dẻo

b)  Sắt

c)  Cao su

           2, Các vật thể xung quanh em như :  túi xách; thước kẻ; cốc uống nước, có thể đc chế tạo ra từ những chất nào ?  ( mỗi vật thể dẫn ra 3chất ) .

           3, Em hãy cho ví dụ để chứng tỏ :

a) Một thể gồm nhiều chất tạo thành.

b) Từ 1 chất có thể tạo ra nhiều vật thể khác nhau.

c) Cùng 1 vật thể có thể làm từ nhiều loại hất khác nhau.

           4, Nhìn bằng mắt thường thì muối ăn (muối tinh) và đường trắng rất giống nhau. Em hãy nêu 1 phương pháp đơn giản nhất để nhận ra mỗi chất.

           5, Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hỗn hợp và chất ? Em hãy đề xuất 1 phương pháp để chứng minh : một chai nước cho sẵn là nước nguyên chất.       

           6, Mỗi loại chất sau cho 1 ví dụ :

a) Chất ở thể rắn

b) Chất ở thể lỏng

c) Chất ở thể khí

d) Hốn hợp ở thể rắn

e) Hỗn hợp ở thể lỏng

f) Hỗn hợp ở thể khí

           7, Em hãy so sánh tính chất của :

a) Muối ăn và đường kính

b) Rượu trắng và nước cất

c) Bột mì và đường kính

d) Khí oxi và khí cacbonic

          Vs mỗi cặp trên nêu ra 1 phương pháp để tách mối chất.

           8, Các phương pháp thường dùng  để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp là : làm bay hơi, lọc, chiết, chưng cất, dùng nam châm,..... Em hãy chọn 1 phương pháp thích hợp để :

a) Tách muối ăn ra khỏi nước biển

b) Loại bỏ các chất bẩn ra khỏi muối ăn để đc muối ăn sạch

c) Tách hết mạt sắt trong hỗn hợp bột than và mạt sắt

d) Lấy hết rượu từ hỗn hợp rượu trắng và nước, biết rằng rượu có nhiệt độ sôi thấp hơn nước

 

 

 

Đọc thêm:   Ns đến chất, theo qui ước ta hiểu là chất tính khiết. Trong thực tế, không có chất nào là tinh khiết 100%, bởi nó tồn tại ở dạng hỗn hợp (tức là kết hợp vs một số tạp chất, sau này sẽ hiểu). Nhưng tuỳ từng lĩnh vực có yêu cầu mức độ tinh khiết khác nhau.

 VD :  Nước dùng trong sinh hoạt: 60% - 70%

          Nước dùng trong ytế (nc cất) : có thể lên tới 98% - 99%

                                        

 

                                         

 

 

         

10
23 tháng 7 2016

Sắt: dao, xe đạp, cửa sắt, đinh sắt.

Chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, thước dẻo

Cao su: lốp ,xe đạp , quả bóng

 

23 tháng 7 2016

bài 4 

pp đơn giản nhất là nếm 

- Chất có vị ngọt là đường trắng .
- Chất có vị mặn là muối ăn tinh.

Bài 1. (Trang 11 SGK hóa học 8 )a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?Bài 2. (Trang 11 SGK hóa học 8 )Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :a) Nhôm ;          b) Thủy tinh           c) Chất dẻo.Bài 3. (Trang 11 SGK hóa học 8 )Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau...
Đọc tiếp

Bài 1. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.

b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?

Bài 2. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :

a) Nhôm ;          b) Thủy tinh           c) Chất dẻo.

Bài 3. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :

a) Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.

b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d) Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon(một thứ tơ tổng hợp).

e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,

Bài 4. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.

Bài 5. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp :

“Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được…..Dùng dụng cụ đo mới xác định được… của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải…..”

Bài 6. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.

Bài 7. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.

b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?

Bài 8. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?

4
24 tháng 8 2016

Bài 1. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.

b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?

Đáp án và giải bài 1:

a) Hai vật thể tự nhiên : nước, cây,…

Hai vật thể nhân tạo : ấm nước, bình thủy tinh,…

b) Bởi vì, trong tự nhiên chất có mặt ở khắp nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo (bao gồm chất hay hỗn hợp một số chất). Do đó, ta có thể nói rằng, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.


Bài 2. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :

a) Nhôm ;          b) Thủy tinh           c) Chất dẻo.

Đáp án và giải bài 2:

a) Nhôm : Ấm đun nước, muỗng ăn, lõi dây điện,…

b) Thủy tinh : Ly nước, chậu cà kiểng, mắt kính,…

c) Chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa,…


Bài 3. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :

a) Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.

b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d) Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon(một thứ tơ tổng hợp).

e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,

Đáp án và giải bài 3:

– Vật thể : Cơ thể người, lõ bút chì, dây điện, áo, xe đạp.

– Chất : nước, than chì, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.


Bài 4. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.

Đáp án và giải bài 4:

Lập bảng so sánh :

 

Màu

Vị

Tính tan trong nước

Tính cháy

Muối ăn

Trắng

Mặn

Tan

Không

Đường

Nhiều màu

Ngọt

Tan

Cháy

Than

Đen

Không

Không

Cháy

 


Bài 5. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp :

“Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được…..Dùng dụng cụ đo mới xác định được… của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải…..”

Đáp án và giải bài 5:

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (thể, màu…)Dùng dụng cụ đo mới xác định được (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng…) của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (làm thí nghiệm…)”


Bài 6. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.

Đáp án và giải bài 6:

Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta làm theo cách sau : lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.


Bài 7. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.

b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?

Đáp án và giải bài 7:

a) Giống nhau : đều là chất lỏng, không màu, có thể hòa tan các chất khoáng.

Khác nhau : nước cất là nước tinh khiêt, có thể pha chế được thuốc tiêm ; nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.

b). Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì nó có một số chất hòa tan có lợi cho cơ thể, nước cất uống có thể chậm tiêu hóa hơn so với nước khoáng.


Bài 8. (Trang 11 SGK hóa học 8 )

Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?

Đáp án và giải bài 8:

Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở – 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ xuống của không khí đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến – 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí.

24 tháng 8 2016

Câu 1 : 

a) Hai vật thể tự nhiên : nước, cây,...

    Hai vật thể nhân tạo : ấm nước, bình thủy tinh,...

b) Bởi vì, trong tự nhiên chất có mặt ở khắp nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo (bao gồm chất hay hỗn hợp một số chất). Do đó, ta có thể nói rằng, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

Câu 2 : 

a) Nhôm : Ấm đun nước, muỗng ăn, lõi dây điện,...

b) Thủy tinh : Ly nước, chậu cà kiểng, mắt kính,...

c) Chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa,...

Câu 3 : 

a) Cơ thể người có 63 - 68% về khối lượng là nước.

b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d) Áo may bằng sợi bông (95 - 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).

e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,...

Hướng dẫn.

- Vật thể : Cơ thể người, lõ bút chì, dây điện, áo, xe đạp.

- Chất : nước, than chì, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.

Câu 4 : 

Lập bảng so sánh :

 

Màu

Vị

Tính tan trong nước

Tính cháy

Muối ăn

Trắng

Mặn

Tan

Không

Đường

Nhiều màu

Ngọt

Tan

Cháy

Than

Đen

Không

Không

Cháy

 

Câu 5 : Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (thể, màu...)Dùng dụng cụ đo mới xác định được (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng...) của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (làm thí nghiệm...)"
Câu 6 : Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (thể, màu...)Dùng dụng cụ đo mới xác định được (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng...) của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (làm thí nghiệm...)"
Câu 7 : 

 a) Giống nhau : đều là chất lỏng, không màu, có thể hòa tan các chất khoáng.

     Khác nhau : nước cất là nước tinh khiêt, có thể pha chế được thuốc tiêm ; nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.

   b). Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì nó có một số chất hòa tan có lợi cho cơ thể, nước cất uống có thể chậm tiêu hóa hơn so với nước khoáng.

Câu 8 : Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ xuống của không khí đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến - 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí. 
 

11 tháng 10 2018

a) + Vật thể nhân tạo: cốc

+ Vật thể tự nhiên: rong biển

+ Chất: iôt, thủy tinh, nhựa

b) + KHHH của nguyên tố kali: K

+ KHHH của nguyên tố sắt: Fe

+ KHHH của nguyên tố bạc: Ag

+ KHHH của nguyên tố lưu huỳnh: S

+ KHHH của nguyên tố kẽm: Zn

11 tháng 10 2018

a, Vật thể tự nhiên: rong biển, iôt

vật thể nhân tạo :thủy tinh

Chất: nhựa

b, kali: K

sắt: Fe

bạc:Ag

lưu huỳnh: S

kẽm:Zn

20 tháng 5 2018

a. Vật thể tự nhiên : thân cây

Vật thể nhân tạo : Chậu

Chất : Nhôm, chất dẻo, xenlulozo.

b. Dùng nam châm hút sắt (tách được sắt ra).

Cho hỗn hợp còn lại vào nước thì nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên do nhôm có khối lượng riêng (2,7g/cm3 )lớn hơn nước (1g/cm3) và gỗ có khối lượng riêng (0,8g/cm3 ) nhỏ hơn nước (1g/cm3).

Gạn và lọc ta tách riêng được hai chất này.

Bài 3: nguyên tử nhôm có 13p, 14n, 13ea. Tính khối lượng nguyên tử nhômb. Tính khối lượng e trong 1kg nhômBài 4: nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt k mang điện là 16 hạt.a. Hãy xác định số p, số n, số e trong nguyên tử Xb. Vẽ sơ đồ nguyên tử Xc. Tính nguyên tử khối của X, biết mp=mn=1.013 đvC ( sấp sỉ ). hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử...
Đọc tiếp

Bài 3: nguyên tử nhôm có 13p, 14n, 13e

a. Tính khối lượng nguyên tử nhôm

b. Tính khối lượng e trong 1kg nhôm
Bài 4: nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt k mang điện là 16 hạt.

a. Hãy xác định số p, số n, số e trong nguyên tử X

b. Vẽ sơ đồ nguyên tử X

c. Tính nguyên tử khối của X, biết mp=mn=1.013 đvC ( sấp sỉ ). hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố X

Bài 9: Tổng số hạt proton, notron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt k mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Xác định kim loại A và B. ( Cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân của 1 số nguyên tố: Na ( Z = 11 ), Mg ( Z = 24 ), Al ( Z = 13 ), K ( Z = 19 ), Ca ( Z = 20 ), Fe ( Z = 26 )

Bài 19: Một hợp chất gồm 2 nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 5 nguyên tử oxi và có phân tử khối nặng hơn phân tử ni-tơ \(\frac{71}{14}\)lần.

a. Tính phân tử khối của hợp chất

b. Tính nguyên tử khối của nguyên tố Y, cho biết tên và kí hiệu hoá học của Y

Bài tập mở rộng: Nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản là 49. Trong đó hiệu bình phương số hạt mang điện và số hạt k mang điện trong nguyên tử A bằng 735. Tìm số p, n, e của A; khối lượng của A. cho biết tên, kí hiệu hoá học của A. A nặng hay nhẹ hơn Mg bao nhiêu lần ?

             Các bạn giúp mình với @_@
 

4
24 tháng 6 2016

bài 3: Khoi luong nguyen tu nhom m=mp+me+mn 
voi 
m1p = 1.67*10^-27 => m 13p= 21,71.10-27 (kg) 
m1e=9.1*10^-31 => m13e = 118,3.10-31 (kg) 
m1n = 1.67*10^-27=>m14n=23,38.1.10-27(kg) 
ban cong cac dap an do lai thi dc ket qua nhe! 

24 tháng 6 2016

câu 4: gọi số proton,electron và notron lần lượt là p,e và n

theo đề ta có hệ : \(\begin{cases}2p+n=52\\2p-n=16\end{cases}\)<=> \(\begin{cases}p=17\\n=18\end{cases}\)

vậy p=e= 17 và n=18

vẽ sơ đồ X thì bạn vẽ theo các lớp như sau : lớp thứ nhất 2e

lớp thứ 2: 8e

lớp thứ 3: 7e

BÀI 1: Hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và chất trong các câu sau đây:a) Dây điện bằng đồng hoặc nhôm b) Lưỡi dao bằng sắt; cán dao bằng nhựa.c) Xe đạp được điều chế từ sắt ; nhôm cao su… d) Nước biển gồm muối; nước …..e) Củ khoai có thành phần chính là tinh bột. f) Trong gỗ có 80% là xenlulozơg) Không khí gồm khí Oxi; khí Nitơ; khí cacbonic…BÀI 2: Có 5 chất lỏng không...
Đọc tiếp

BÀI 1: Hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và chất trong các câu sau đây:

a) Dây điện bằng đồng hoặc nhôm b) Lưỡi dao bằng sắt; cán dao bằng nhựa.

c) Xe đạp được điều chế từ sắt ; nhôm cao su… d) Nước biển gồm muối; nước …..

e) Củ khoai có thành phần chính là tinh bột. f) Trong gỗ có 80% là xenlulozơ

g) Không khí gồm khí Oxi; khí Nitơ; khí cacbonic…

BÀI 2: Có 5 chất lỏng không màu đựng trong 5 lọ riêng biệt: Nước cất; Nước muối; Nước Đường ; Cồn và Giấm ăn. Dựa vào tính chất của các chất, hãy nhận biết các chất lỏng trên.

BÀI 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống và chép vào vở đoạn văn sau:

“Các vật thể …………. đều gồm một số ……… khác nhau; …………………… được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ……….. hay hổn hợp một số ………… Nên ta nói được: Ở đâu có …………. ở đó có ………”

BÀI 4: Hãy phân biệt từ nào (những từ gạch chân) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:

a. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và một số chất khác

b. Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo

c. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít bột lưu huỳnh

d. Quặng apatit ở Lào Cai chứa canxi photphat với hàm lượng cao

e. Bóng đèn điện được chế tạo bằng thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng dùng làm dây tóc)

0