Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI LÀM
Đầu năm, lớp tôi có thêm một người bạn mới, một cô gái dễ thương. Chỉ mới gặp lần đầu thôi mà tôi và cô bạn ấy đã hợp nhau (Chả là đầu giờ tôi nhanh miệng làm quen trước). Những lúc chờ đợi cô giáo, hàng xóm xôn xao như cái chợ, nhưng hôm nay lớp tôi yên lặng đến lạ thường. Tiết đầu tiên là tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm. Cô Phượng khoan thai bước vào lớp. Có lẽ cô cũng ngạc nhiên trước sự yên lặng khác thường ấy.
Đưa mắt lướt một vòng rồi cô cười thật tươi:
– Chào các em.
Trở lại bàn, chưa vội ngồi, cô khoanh hai tay – cô giáo chủ nhiệm của tôi có cái “tật” rất dễ thương, mỗi khi sắp nói một điều gì quan trọng, cô lại khoanh tay:
– Trước khi vào buổi học, cô xin giới thiệu với cả lớp một người bạn mới: em Phan Hoàng Nhật Thanh.
Cô bạn mới đứng lên xoay ra sau gật đầu chào, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống
– Em Nhật Thanh vừa từ Anh trở về, sẽ “tạm trú” ở lớp ta suốt cả năm học… Các em giúp đỡ bạn nhé!
Nhật Thanh đã vào lớp chúng tôi như thế. Bọn con gái làm quen với nhau thật nhanh. Chẳng mấy ngày sau tôi đã thấy bạn cười đùa, bá vai đám bạn chạy nhảy, ăn hàng:
Chỉ vài hôm là tôi đã lấy được “lí lịch trích ngang” của Nhật Thanh. Thanh theo ba mẹ định cư ở Anh từ năm lên 6 tuổi. Đây là lần đầu tiên về quê hương, Thanh nói tiếng Việt không rành, Thanh có thể “ngồi cùng chiếu” với mười tên giỏi Toán lớp, có thể hạ bọn khá anh ngữ bằng tỉ số tuyệt đối. Nhưng đến tiết Văn, Sử thì bạn ấy lại im thin thít. Vậy mà Nhật Thanh không mắc cỡ, bạn còn tỏ ra nôn nóng muốn học cho giỏi tiếng mẹ đẻ. Vì thế, Nhật Thanh cứ như là khách của lớp và là bạn thân nhất của tôi.
Cho đến một hôm, nhà trường thông báo về cuộc thi Chào mừng Giáng Sinh. Lớp nào cũng háo hức chuẩn bị. Riêng lớp tôi thì định diễn kịch Tấm Cám. Có tiếng là “bà chằn” trong lớp nên tôi được mọi người đề cử vai Cám( Thật vô duyên! Nhưng như thế cũng vui!). Còn Thanh thì được mọi người chọn làm vai Tấm(Thật đúng!). Cả lớp bàn tán xôn xao, y như cái chợ. Tôi nhìn Thanh cười, vì vở diễn này tôi và Thanh chơi hoài à. Riêng tiết mục Cắm hoa thì chắc phải hỏi tôi thôi! Tôi là “vô địch” cắm hoa đẹp mà, năm nào cũng giành huy chương vàng cho lớp. Chỉ có một tuần để chúng tôi tập dượt. Những ngày diễn tập thật vui.
Chúng tôi hồi hộp với bộ áo bà ba, chuẩn bị ra sân khấu. Ôi trời! tôi chưa bao giờ thấy Nhật Thanh mạnh dạn đến thế! Cả lời thoại lẫn động tác, chúng tôi diễn cứ y như thật, không để ý đến xung quanh và kết thúc bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.
Đến phần thi Cắm hoa, lớp tôi cử Nhật Thanh. Ôi dào! Mấy ngày tập thì Thanh cứ vụng về mà hôm nay sao lạ khéo tay đến mức lại thường! Vậy là Thanh đã hơn tôi rồi! Bằng chứng là đầu năm “she” nhát như thỏ đế! Vậy mà bây giờ lại rất mạnh dạn, tự tin!
Hạng nhất phần Diễn kịch lớp 6/3
Hạng nhất phần Cắm hoa: lớp 6/3
Trời! Tôi và Thanh nhảy cẫng lên. Không ngờ hai giải nhất ấy đều có phần của hai đứa. Tôi đề nghị Thanh lên nhận quà, Thanh cười nói: “Không! Chúng ta hãy cùng lên vì có công của bạn nữa mà”. Câu nói của Thanh làm tôi xúc động. Gói quà tuy không lớn nhưng đó là kỉ niệm đánh dấu tình bạn giữa tôi và Thanh ngày càng trở nên gắn bó hơn! Thanh mời tôi và các bạn trong lớp đến nhà Thanh ăn mừng. Giáng Sinh năm nay thật vui! Tôi tặng Thanh con thú nhồi bông, còn Thanh tặng tôi con búp bê… Chúng lúc nào cũng có nhau như tôi với Thanh vậy…
Thời gian trôi… Chúng tôi bước sang năm học mới. Những lần tập dượt để dự thi Chào mừng Giáng Sinh lại tiếp tục như năm nào. Vẫn tôi đó, vẫn cái đêm mà tôi tặng Thanh con thú bông, chúng tôi lại ăn mừng. Nhưng niềm vui chỉ kéo dài thoáng mấy phút. Thanh bỗng trào nước mắt và ôm chặt tôi: Thanh xúc động: “Đêm nay mình sẽ rời Việt Nam, với ba mẹ…,, Mình yêu bạn, Phương ơi!”. Nói xong, Thanh bỏ chạy… Chiếc taxi đã chở bạn xa vút. Tôi đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe đi xa.
Mở gói quà của Nhật Thanh… Đó là tấm thiệp có muôn ngàn vì sao với lời ghi: “Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn sáng mãi như những vì sao này! Tạm biệt bạn thân nhất của Thanh”.
TL:
trả lời câu c nhen
Giọt nước mắt của ông Hai là nỗi đau xót xa, xấu hổ, tủi thẹn khi nghe tin làng Dầu theo Tây. Ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt. Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ cHúng cũng phải mang tiếng là việt gian. chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi… Nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng không có lửa làm sao có khói nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên đổi ức. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Giọt nước mắt của sự ám ảnh trong lòng ông. ông thấy xấu hổ không dám nhìn mặt ai không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án. Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm. Ông để ý nghe ngóng rồi lại nơm nớp lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười nghe tiếng Tây cam nhông là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả trạng thái tâm lí ông 2 tinh tế phù hợp . Nỗi lo lắng của ông 2 lên đến đỉnh cao là khi mụ chủ nhà bắn tin sẽ đuổi dân của làng Chợ Dầu.
Tâm trạng của ông 2 càng đau đớn u uất” thật là tuyệt đường sinh sống . Tình yêu làng và lòng yêu nước trong ông hai đã diễn ra cuộc xung đột nội tâm ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình làng thì yêu thật nhưng làng theo tay thì phải thu. Dùng phải đau đớn cắt từng khúc ruột nhưng ông không còn cách lựa chọn nào khác vì tình yêu nước, yêu cách mạng bao trùm lên tình yêu làng quê. Đó cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người dân Việt Nam khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả để hướng tới tình cảm thiêng liêng của cộng đồng.
Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm nhân vật, đối thoại được tác giả sử dụng rất thành công làm nổi bật nỗi đau đớn xót xa của ông hai. Cái Lan mà ông yêu như máu thịt rất tự hào đã theo giặc thì phải thù. Ta thấy ở ông có tấm lòng chung thủy với cách mạng với cụ Hồ: anh em đồng chí biết cho bố con ông cụ hồ ở trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông. Tình cảm ấy thật sâu nặng bền vững cái ông bố con là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Nhà văn kim lân đã miêu tả rất cụ thể diễn biến nội tâm quá ý nghĩa, hành động và lời nói nói lên nhà văn am hiểu sâu sắc về người dân
hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Đề 1:
Câu 1.
Phép liên kết hình thức: phép lặp
Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2.
Thành phần phụ: "trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay" - trạng ngữ
Câu 3.
Từ "ôm" được dùng với nghĩa chuyển.
"Ôm" nghĩa gốc là chỉ hành động dùng tay để giữ một người một vật vào sát với cơ thể của mình. Ở trong câu này, "ôm" chỉ hành động giới trẻ cầm điện thoại bằng hai tay, kéo sát vào khuôn mặt một cách quá gần, với sự chăm chú và tập trung cao, liên tục trong thời gian dài. Lúc đó, giới trẻ vô cùng quan tâm, chăm chú, say mê với chiếc điện thoại, giống như khi đang ôm một người yêu thích.
Đề 2:
Câu 1.
Phép liên kết hình thức: phép lặp
Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2.
Thành phần biệt lập trong câu là: Thành phần phụ chú ("những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ")
Câu 3.
Phép tu từ: điệp từ
Từ "nghiện" được lặp lại liên tục ba lần liên tiếp
Phần II: Làm văn
Câu 1 ( 2 điểm )
Chúng ta đang sống trong một thế hệ 4.0, tất cả những công nghệ số đều được áp dụng vào cuộc sống của chúng ta. Vậy nên một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể nào thiếu đối với mỗi người. Nhưng bạn đã biết sử dụng những chiếc smartphone một cách thông minh chưa. Chắc chắn nhiều người đang lầm tưởng về việc sử dụng nó như thế nào. Mọi người chắc chắn sẽ nghe đến một thực trạng mà được nói đến nhiều gần đây, chính là " một thế giới cúi đầu", cái cúi đầu ở đây là lợi hay hại vậy. Để đừng biến điện thoại thông minh thành một trò tiêu khiển, giải trí mà hãy sử dụng sự thông minh của nó vào những việc chính đáng. Bạn có thể dùng nó để làm việc mọi lúc, mọi nơi. Sử lý công việc ngay khi trên xe bus, hay là lúc làm việc nhà,... Chiếc điện thoại này sẽ gắn kết yêu thương đối với những người ở xa. Hay vào lúc này dịch bệnh đnag lây lan một cách chóng mặt chiếc điện thoại thông minh sẽ giúp bạn cập nhật tin tức ngay tức thì, không bỏ lỡ một tin tức nào. Nhưng nó không phải là nơi mà bạn bịa đặt hay tung những tin xấu lên mạng để làm xáo trộn mọi thứ. Hãy là một người sử dụng smartphone thông minh nhất có thể bạn nhé. Tôi tin rằng mỗi người sẽ có những cách sử dụng thông minh khác nhau.
Câu 2 : ( 4 điểm )
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.
Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.
Và Trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn, ... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.
Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.
Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. => Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.
Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà ??? thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.
Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.
Qua đoạn trích , tất cả mọi người cha đều yêu thương con của mình vô điều kiện, giống như những người mẹ,
tình thương của cha thầm lặng những vẫn rất da diết và ấm áp vì con, những người cha có thể làm bất cứ điều gì kể cả hi sinh bản thân mình (ông Sáu đến giây phút cuối đời vẫn nghĩ về con gái của mình.Tình cha là một tuyệt tác, một món quà vĩ đại mà tạo hóa gửi đến cho những người con.Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
Câu 1:
- Phép liên kết hình thức: phép lặp
- từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2:
- Thành phần phụ trong câu là " trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay" : trạng từ.
Câu 3:
- Trong câu văn trên, từ "ôm" được dùng với nghĩa chuyển.
Từ "ôm" nghĩa gốc là chỉ hành động dùng tay để giữ một người hoặc vật sát cơ thể mình. Ở câu trên, "ôm" chỉ hành động cầm điện thoại sát vào mặt của giới trẻ trong một thời gian dài, không ngừng nghỉ, say mê với việc đó.
ĐỀ 2
Câu 1:
-Phép liên kết hình thức: phép lặp
- Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2:
- Thành phần biệt lập trong câu là "những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ": thành phần phụ chú.
Câu 3:
- Phép tu từ: điệp từ
Từ "nghiện" được lặp lại ba lần liền nhau.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:
Khi mà kỉ nguyên công nghệ đang phát triển một cách bùng nổ như hiện nay, cuộc sống con người dường như bị cuốn vào vòng xoáy của các thiết bị di động với nhiều tính năng thông minh và các ứng dụng tiện ích, chẳng hạn như Smartphone. Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp với điện thoại di động có các chức năng tiện dụng đang được sử dụng rất rộng rãi và được giới trẻ ưa chuộng. Vậy sử dụng smartphone có những lợi ích gì? Smartphone có giao diện nhỏ gọn rất tiện để mang đi khắp nơi, có thể dùng được mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhỏ gọn nhưng nó lại có một bộ nhớ lớn, có thể lưu trữ rất nhiều thông tin cũng như cung cấp thông tin một cách nhanh chóng. Smartphone cũng được dùng để phúc vụ cho nhu cầu giải trí với rất nhiều các hoạt động, trò chơi ngoại tuyến. Được nhiều người sở hữu là vậy nhưng không phải ai cũng biết và dùng smartphone đúng cách. Điều đó có thể tạo nên các thói quen xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Có những bạn dành quá nhiều thời gian cho smartphone giảm đi đáng kể thời gian học tập, làm việc cũng như thiếu hoạt động giao lưu với mọi người xung quanh. Nhìn vào màn hình điện thoại quá lâu còn có thể gây đau mắt, nhức đầu, mỏi vai gáy và rất nhiều các tổn hại khác đối với cơ thể. Vậy làm thế nào và như thế nào là sử dụng điện thoại thông minh đúng cách? Ta cần biết sắp xếp thời gian, cân bằng giữa mọi việc. Chỉ dùng smartphone trong thời gian rảnh và khi thực sự cần thiết. Phải biết chọn lựa, sàng lọc các nội dung, thông tin, không phải cái gì cũng đọc và cái gì cũng tin. Nên có những hoạt động giải trí, vui chơi ngoài smartphone như gặp gỡ bạn bè, đọc sách hay chơi thể thao. Ngoài ra chúng ta cũng cần hải chú ý để sử dụng điện thoại đúng tư thế để không gây ra ảnh hướng xấu đến cơ thể. Bản thân em cũng là một người dùng smartphone và đôi khi vẫn còn chưa sử dụng hợp lý. Em vẫn đang tiếp tục sửa đổi để có thể tận dụng được những lợi ích của smartphone mang lại và sửa đổi tật xấu. Smartphone sẽ trở nên rất hữu dụng nếu ta sử dụng nó một cách hợp lý nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu ta sử dụng sai mục đích, thiếu hiểu biết khi sử dụng.