Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
VỚI CON
rối từng mớ bòng bong dấu hỏi
lần mãi mà không tới cùng
có dấu hỏi giống que củi cong
duỗi ra thì gãy mất
có dấu hỏi lưỡi câu ngạnh sắt
ta lặng đi không dám chạm vào
trẻ đang khôn muốn biết hết mọi điều
có lắm điều ta cũng chưa rõ
cứ như thế quả là điều đáng sợ
giá mà con không hề hỏi gì cả
ta rùng mình- điều đó đáng sợ hơn
câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
---> BTBĐC: Tự sự.
câu 2: những điều khiến '' ta " trong văn bản thấy đáng sợ là gì?
---> Những điều khiến " ta " trong văn bản thấy đáng sợ là những người không biết gì về thắc mắc.
câu 3: trong bài thơ, tác giả đã giành cho con những tình cảm nào?
-----> Tình yêu thương tha thiết của cha mẹ đối với con, không muốn cho con mình biết về những thứ đáng sợ ngoài thế gian.
câu 4; vì sao con người sống mà không biết hỏi gì cả là điều đáng sợ?
---> Vì con người sống thì phải hỏi, không hỏi thì không thể nàog biết rõ mọi việc.
# Học tốt #
Những năm gần đây, ở Việt Nam liên tục xuất hiện những công trình lớn được xếp vào top đầu thế giới: con đường đắt nhất thế giới, tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, số lượng tiêu thụ siêu xe tiền tỷ đứng thứ chín thế giới… So với năm mươi năm về trước, nước ta đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, trình độ dân trí cao hơn, cuộc sống tiện nghi hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn… đó đều là các dấu hiệu đáng mừng. Nhưng kéo theo đó là hậu quả và sự lãng phí, hình thức hóa trong cuộc sống của con người.
Nếu như một, hai năm trước, dư luận xôn xao về “chiếc bánh tét dài nhất Việt Nam” thì đầu năm nay mọi người đều háo hức về “Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam”. Tô hủ tiếu có đường kính 150 cm, sâu 70cm. Để làm ra tô hủ tiếu kỷ lục, các đầu bếp đã phải sử dụng tới 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại râu, gia vị khác. Theo như thông báo của nhà tổ chức, sau khi hoàn thành thì tô hủ tiếu sẽ được phục vụ miễn phí cho 1000 người tham dự hội chợ. Nhưng sau một thời gian trưng bày, tô hủ tiếu đã bị ôi thiu, nguội lạnh nên buộc phải đổ bỏ. Liệu đây là một sơ xuất trong tính toán của nhà tổ chức hay là hậu quả của lối sống lãng phí, đặt nặng hình thức và phô trương?
Đã qua rồi nạn đói năm 1945 khủng khiếp từng cướp đi hơn hai triệu dân số Việt Nam, qua rồi cái thời kì đào khoai, sắn, ăn cơm nguội, cám lợn cho qua bữa. Nhưng nó cũng đồng nghĩa vói việc chúng ta được phép bỏ quên quá khứ và sống hoang phí trong thời đại này.
Nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh hùng, tuy khiêm nhường nhưng vẫn kiên cường và bất khuất. Trải qua bao cuộc chiến tranh, nước ta giành lại độc lập, đó là một niềm vui lớn và đáng tự hào. Nhưng nếu chúng ta cứ ngủ quên trên quá khứ, không biết trân trọng và không có gắng cho hiện tại thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Quay lại với câu chuyện tô hủ tiếu, người ta bao biện rằng, đây đơn thuần là một hình thức giải trí, tạo kỷ lục để phục vụ đời sống tinh thần người dân. Nhưng để làm ra nó là mồ hôi nước mắt của người nông dân trồng lúa, của người nuôi tôm, chăn lợn vậy mà những công sức đó bị đem đi đổ bỏ như vậy liệu nhân dân có hân hoan?
Chưa kể đất nước ta vẫn trong giai đoạn đang phát triển, lối sống phung phí như vậy liệu có phù hợp? Hằng năm, nước ta có biết bao người chết vì bệnh tật mà không có tiền chữa trị, bao nhiêu trẻ em lang thang, bới thùng rác để kiếm thức ăn. Nếu như số tiền để làm nên kỷ lục kia được chia ra dành cho những người nghèo khổ thì chẳng phải người dân sẽ vui hơn, chính quyền sẽ được nhiều sự tin yêu hơn?
Từ lâu, trong quan niệm nhiều người vẫn cho rằng: “kỷ lục” là những thứ chưa ai đạt được trước đây. Điều đó là chưa đủ. Kỷ lục là những thành tích lần đầu xuất hiện với thành quả lớn, chưa từng gặp, người ta ghi nhận kỷ lục là để động viên con người sáng tạo và phát huy bản thân, tìm tòi ra cái mới lạ và độc đáo. Nói cách khác, kỷ lục là những giá trị mới lạ, tích cục, mang lại lợi ích cho đời sống của con người. Nhưng trong suy nghĩ của người Việt Nam, hầu hết kỷ lục là khái niệm chỉ những thứ hoành tráng, có giá trị cao về vật chất. Phải chăng căn bệnh hình thức đã ăn sâu vào trong tâm trí con người, dẫn đến sự coi trọng về ngoài và lối sống lãng phí trong đời sống hàng ngày.
Tôi còn nhớ, khi còn bé, tôi luôn được bà nhắc nhở không được ăn uống lãng phí và để lại thức ăn thừa, nếu như đổ thức ăn đi thì sau này sẽ bị trời phạt. Hay như ngày cấp một, trong “Năm điều Bác Hồ dạy” tôi được cô giáo dọc cho nghe, chẳng phải là chúng ta được dạy cần cù, tiết kiệm đó sao? Cái tạo nên vẻ đẹp và truyền thống của một đất nước chính là giá trị truyền thống lâu đời, vốn văn hóa được tạo dựng từ thuở xa xưa chứ không phải ở những giá trị vật chất lãng phí và phù phiếm. Thay vì hoang phí và đặt nặng hình thức vật chất, chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng cuộc sống no đủ, bình yên, tạo nên trang sử vẻ vang của dân tộc sau hơn 4000 năm lịch sử.
Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đó của sự phủ định cũng còn gọi là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủ định biện chứng cũng là quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật.
Nghị luận về thực trạng khẩu trang mùa dịch Covid-19
Trước tình hình lây lan của Covid-19, rất nhiều người dân mang tâm lý hoang mang, đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước sát khuẩn,... để phòng ngừa dịch bệnh. Lợi dụng tình trạng này, đã có không ít tiểu thương tự ý tăng giá lên gấp 4 – 5 lần so với ngày thường. Tình trạng lợi dụng bối cảnh xảy ra dịch bệnh nâng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần nhằm trục lợi là một thứ virus gây nguy hại cho môi trường kinh doanh cần phải xử lý nghiêm. Hành vi như trên không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh. Nếu không xử lý nghiêm, kịp thời có thể sẽ lây lan từ đối tượng này sang đối tượng khác. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo: “Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút giấy phép kinh doanh”. Sau khi triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, hiện tượng thu gom khẩu trang y tế và các sản phẩm sát trùng đã giảm so với những ngày trước. Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo tới người dân, tự nâng cao cảnh giác, nên chọn mua, bán sản phẩm y tế tại các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Là người dân chúng ta cần tin tưởng cơ quan nhà nước, luôn cập nhật thông tin chính thống để có cho mình những hiểu biết loại bỏ những hành vi xấu khỏi xã hội.
Em tham khảo nhé !
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi: Là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
- Khái quát về tác phẩm: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc.
II. Thân bài:
a. Tiền đề lý luận
* Tư tưởng nhân nghĩa
- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi
+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc
+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là trừ bạo – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→ Với nét nghĩa tiến bộ, mới mẻ Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.
→ Tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.
* Chân lý về độc lập dân tộc
- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
→ Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lý không thể chối cãi.
- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.
- Thái độ của tác giả:
+ So sánh các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.
+ Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”: Trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương.
→ Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.
- Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,...
→ Là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
b. Soi chiếu lý luận vào thực tiễn.
* Tội ác của giặc Minh.
- Tội ác xâm lược: Từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.
→ Vạch trần luận điệp bịp bợm, cướp nước của giặc Minh.
- Tội ác với nhân dân:
+ Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ
+ Bóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước ta
+ Phá hoại môi trường, tiêu diệt sự sống
+ Bóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất.
→ Sử dụng biện pháp liệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc.
→ Gợi hình ảnh đáng thương, tội nghiệp, khổ đau của nhân dân
→ Nỗi xót xa, đau đớn, thương cảm đối với nhân dân, sự căm phẫn đối với kẻ thù của tác giả.
* Lòng căm thù giặc của nhân dân.
- Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.
- Câu hỏi tu từ “lẽ nào...chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc.
→ Thái độ căm phẫn, uất nghẹn không bao giờ tha thứ của nhân dân ta
⇒ Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh
c. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Hình tượng người anh hùng Lê Lợi
- Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”
- Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”
- Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”
- Có lý tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.
- Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.
→ Hình tượng Lê lợi vừa là con người bình dị đời thường, vừa là người anh hùng khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi cũng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.
* Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:
+ Khó khăn về quân trang, lương thực: lương hết mấy tuần, quân không một đội
+ Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điện tích dựng cần trúc, hòa nước sông)
→ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.
- Giai đoạn phản công và giành thắng lợi
+ Những chiến thắng ban đầu: Trận Bạch Đằng, miền Trà Lân tạo thanh thanh thế cho nghĩa quân và trở thành nỗi khiếp đảm cho kẻ thù “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay”.
+ Nghĩa quân liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn, tiêu diệt giặc ở những thành mà chúng chiếm đóng “Trần Trí, Sơn Thọ...thoát thân” và tiêu diệt quân chi viện của giặc “Đinh Mùi...tự vẫn”.
→ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê chề của địch.
+ Sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh:
Nghệ thuật cường điệu, phóng đại cực tả sự thiệt hại, tổn thất to lớn của quân thù. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng,..”.
Thất bại thảm hại, khốn đốn, cửi áo giáp xin hàng “Thượng thư Hoàng Phúc...xin cứu mạng”
Tướng giặc tham sống sợ chết xin hàng.
+ Khí thế vang dội và cách ứng xử của quân dân ta:
Cách nói cường điệu, phóng đại: “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận....”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta.
Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại...nghỉ sức”. Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, nó vừa khiến ta thấy được tính chất chính nghĩa của nghĩa quân vừa là sự chuẩn bị cần thiết cho chính sách ngoại giao sau này.
→ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử
→ Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của tác giả.
d. Niềm tin, ý chí.
- Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả
- Sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”
→ Đất nước, vũ trụ đang vận động theo hướng tươi sáng, tốt đẹp hơn.
→ Đây không chỉ là lời tuyên bố kết thúc còn là niềm tin tưởng, lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước.
e. Nghệ thuật
- Sử dụng sáng tạo và thành công thể cáo
- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố văn chương.
- Sử dụng các biện pháp liệt kê, phóng đại, đối lập,..
III. Kết bài:
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Liên hệ với “Nam quốc sơn hà”, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Em tham khảo nhé:
Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long. Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Cấu trúc đền Cửa Ông Quảng Ninh trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần bên trong Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung ngôi đền được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Phía trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí cửa di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”. Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai ? Ðền Cửa Ông ở Quảng Ninh thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Tướng lĩnh Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Ông đã cùng binh sĩ nhà Trần đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc đất nước mang đến cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây. Không như những ngôi đền khác ở Việt Nam, sự tích đền Cửa Ông khá đặc biệt. Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế. Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên. Đền Cửa Ông linh thiêng và đền cũng là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung... Nét văn hóa lịch sử đền Cửa Ông được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ Đền Cửa Ông để thăm thắng cảnh nới đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình. Khách đến du lịch đền cửa Ông ở Quảng Ninh sẽ có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…Và quý khách hãy sắm lễ đi đền Cửa Ông thật đầy đủ nhất để tỏ lòng thành tâm với ngài. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chúng tôi đã giới thiệu về đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh rất rõ và cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Ngôi đền không chỉ nổi danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ninh mà còn tất cả nhân dân Việt Nam. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh.
*Phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí là vì:
- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Không phải đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện đại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
*Tại sao phải bảo vệ môi trường, bởi môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người; chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra
thời gian là mai 8h sáng
xin lỗi nhé chúng tôi không thể nhìn thấy bạn trả lời