Theo thời gian, mọi thứ luôn có thể thay đổi theo quy luật của năm tháng nhưng có một điều không bao giờ thay đổi là những kỉ niệm về gia đình - những rung động về một thời quá khứ làm bước đệm dẫn dắt ta trưởng thành mà mỗi người đều có trong trái tim. Đối với Trương Nam Hương, kỉ niệm ấy là những tháng ngày sống hồn nhiên êm đềm bên người bà qua đoạn thơ được trích trong bài" Thời nắng xanh". Với lời thơ giản dị trong sáng, tác giả hướng đến người đọc cảm nhận hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu thiêng liêng gắn kết cùng  tình yêu quê hương đất nước da diết:

                  " Nắng trong mắt những ngày thơ bé

                   ........

                    Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình".

       Đọc từng dòng thơ, mỗi câu chữ đều gợi lên cho ta sự hoài niệm,niềm khát khao được quay về tuổi thơ êm ả nhẹ trôi như đám mây bồng bềnh và những hồi ức gắn liền với người bà tần tảo chắt chiu. Cuộc sống của tác giả có lẽ không được giàu sang về mặt vật chất nhưng yên bình được tự do lớn lên dưới bàn tay chịu thương chịu khó của người bà hết lòng vì cháu. Đoạn thơ là những hồi ức gây thương nhớ của nhân vật trữ tình về một thời nắng xanh hồn nhiên vô tư - một tuổi thơ mà nhiều người hằng ao ước.

               Dưới ngòi bút đầy yêu thương, hình ảnh người bà được phác họa rất chân thật và ấm áp.  Bà gắn với những thói quen giản dị, những tháng ngày dãi nắng dầm sương và những hình ảnh về quê hương nghèo yên ấm. Càng đọc, ta dường như càng bị cuốn hút sâu vào từng dòng thơ bởi ta thấy một vài bóng hình thấp thoáng của bản thân mình đâu đó trong đây.

           Trước tiên, ta cùng đi tìm hiểu hình ảnh người bà gắn với thói quen giản dị của cha ông ta ngày xưa cùng với vẻ đẹp của bà qua đôi mắt của nhà thơ:

                " Nắng trong mắt những ngày thơ bé

                  Cũng xanh mơn mởn như thể lá trầu

                  Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

                   Chở sớm chiều tóm tém

                 Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm..."

         Vẻ đẹp của màu nắng trong ngày thơ bé của tác giả thật đặc biệt qua biện pháp so sánh " nắng- lá trầu" và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác " nắng - xanh mơn". Đó không phải là màu nắng chói chang gắt gỏng của ngày hè mà là những tia nắng dịu êm trong kỉ niệm gắn với những kí ức thời quá khứ có bà cạnh bên làm tôn lên gam màu sắc sinh động, giàu hình ảnh sáng tạo trong lời thơ của nhà thơ. Đôi bàn thay bà khéo léo tem trầu bổ cau, bà gắn với thói quen ăn trầu dân dã cổ truyền giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông ta không bị mai một cũng như là niềm vui trong những lúc rảnh rỗi bà cũng cháu cùng nhau ngồi dưới cái nắng đầy yêu thương của kỉ niệm. Gương mặt bà trong buổi hoàng hôn thật đẹp nhưng có chút gì đó buồn man mác, có lẽ là sự nghèo nàn làm cho bà đang suy nghĩ về cuộc sống ngày mai hay suy nghĩ cho tương lai của người cháu. Có thể thấy hình ảnh người bà qua vài lời mở đầu của tác giả khiến người đọc trầm ngâm suy nghĩ về cuộc sống của những người dân trong quá khứ cũng như vẻ đẹp tâm hồn người bà qua việc tem trầu bổ cau.

             Sau lời giới thiệu khái quát về bà, những câu thơ tiếp theo như phác họa hình ảnh người những ngày tháng dãi nắng dầm sương và gắn bó bới hình ảnh quê hương nghèo yên ấm:

              " Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

                Bóng bà đổ xuống đất đai

               Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

                Rủ rau má, rau sam

                Vào bát canh ngọt mát..."

       Dù đã về già nhưng bà vẫn tần tảo dãi nắng dầm sương việc đồng áng" bóng bà đổ xuống đất đai" lo cho bữa ăn hằng ngày của các cháu. Bà cúi mình cặm cụi đào bới đất vào những ngày thu hoạch lúa khoai ngày hè, bóng bà được nắng in dấu ngày ngày khiến tác giả xót thương nhưng nhờ sự vất vả của bà đem lại cho cháu một không gian yên bình để lớn lên và trở thành sự hoài niệm về tuổi thơ mỗi khi cháu nhắc về. Hình ảnh bà qua "Thời nắng xanh" đã làm ta gợi nhớ đến hình ảnh người bà lận đận trong "Bếp lửa" của Bằng Việt :

     "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

      Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

      Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm..."

       

 Dù khó nhọc đến bao nhiêu nhưng vì con vì cháu bà đều thấy xứng đáng. Vì vậy khi lớn lên bà luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong những sáng tác của cháu. Bà luôn gắn liền với quê hương với sự nghèo khó nhưng bình yên bất tận: nắng xiên khoai. Bằng việc sửa dụng biện pháp kiệt kê :những chú châu chấu cào cào, rau má, rau sam ... và điệp từ "rủ" khiến câu thơ như trở thành một niềm tự hào một dấu ấn khó phai mờ mỗi khi tác giả kể về bà cũng như nhớ đến quê hương tuổi thơ nghèo đói và yên vui đến lạ thường. Chỉ là một bát canh đạm bạc nhưng trở thành cao lương mĩ vị khi cháu nhớ về. Dù có khó khăn về mặt vật chất nhưng về tinh thần người cháu vẫn vô tư lớn lên trở thành người cầm bút viết lên những câu thơ lay động lòng người cũng giống như nhà thơ Bằng Việt khi viết về bà:

        

       "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm 

       Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

       Nhóm niềm xôi gạo mới sẻ chung vui

       Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..."

   Những hồi ức của nhà thơ khiến ta nhận thấy những vẻ đẹp qua hình ảnh của người bà : tần tảo, yêu thương con cháu để có được tuổi thơ không lo nghĩ về ngày mai để người cháu được trưởng thành theo đúng nghĩa.

        Qua hình ảnh người bà, người đọc hình dung ra được tình cảm bà cháu xuyên suốt qua mười một câu thơ đặc biệt nhất là câu thơ cuối cùng, nó bao trùm và khái quát tất cả ý nghĩa của toàn đoạn thơ:

           " Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình."

 Nhà thơ chan lên suốt dọc tuổi thơ của mình qua sự trân trọng xót xa yêu thương khi bà làm việc sớm mai vì cuộc sống, hay qua những trò chơi tinh nghịch của mình như bắt châu chấu cào cào về cho bà nấu cơm đều trở thành một biểu tượng cho tình cảm bà cháu khăng khít không thể tách rời những như tình cảm gia đình nói chung. Bà luôn là ngọn lửa thắp sáng cho tương lai cho cuộc đời của cháu và là nguồn cảm hứng không bao giờ dập tắt mỗi khi nhà thơ viết về tuổi thơ có bà kế bên. Bà chính là động lực để cháu vững tim yêu quê hương đất nước và chiến đấu chống giặc ngoại xâm như nhà thơ Xuân Quỳnh 

" Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ".

        Có thể nói, đây là đoạn thơ xuất sắc nhất trong "Thời nắng xanh" bởi sự độc đáo cũng như những hình ảnh bình bị về bà về tình cảm bà cháu khiến cho người đọc như có được một tấm vé tuổi thơ đi ngược dòn thời gian hòa mình vào câu chữ để cảm nhận kí ức thời xưa về bà về gia đình. Đó luôm là niềm động lực khiến con người phấn đấu và vươn lên vì cuộc sống ngày mai mang những điều tốt đẹp nhất bù đắp cho quá khứ đói nghèo dành những điều hạnh phúc cho người thân thương và bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.

    Một trong những điều tạo lên dấu ấn cho bài thơ ta không thể không nhắc đến các biện pháp nghệ thật đầy hấp dẫn : so sánh, ẩn dụ. điệp từ... khiến câu thơ trở lên sinh động lung linh thu hút người dọc, cuốn hút sâu vào cái "hồn" của bài thơ. Để rồi khi đọc hết đoạn ta vẫn thấy vương vấn một sự  tự hào cũng như sự xót thương trong lòng tác giả cũng như làm ta nhớ lại những tác phẩm về tình cảm gia đình nói riêng và tình yêu quê hương đất nước nói chung trong quá khứ : Bếp lửa - Bằng Việt, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm...

 Là một con người đang sống, em sẽ trân trọng những tác phẩm mang giá trị nghệ thật cao và lấy làm tấm gương bài học về tình yêu gia đình, quê hương đất nước để cống hiến hết mình cho tổ quốc qua đoạn thơ của tác giả .

            " Mỗi người dù đi xa cũng đều có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Và có một khoảng thời gian trong đời để muốn trở lại đó chính là tuổi thơ". Ai cũng có một kỉ niệm đáng nhớ nhưng hãy biến kí ức ấy thành niệm động lực vươn tới thành công, cuộc sống tương lai đầy màu sắc để báo đáp cho những hi sinh của những người khiến ta có một tuổi thơ đầy niềm hạnh phúc. Qua mười một câu thơ của Trương Nam Hương, người đọc như được thấm đẫm tình cảm bà cháu thiêng liêng, tình yêu quê hương da diết cũng như những giá trị nghệ thuận độc đáo của tác giả. Có lẽ dù trải qua sự mài mòn của thời gian, bài thơ vẫn giữ nguyên một vị trí trong lòng người đọc bởi giá trị nhân văn mà tác phẩm nói chung mang lại.