Bạo lực gia đình nhắm vào trẻ em không phải là quá hiếm gặp ở xã hội ngày nay, thậm chí nó có thể diễn ra ngay trước mắt chúng ta thôi. Đa số những vụ bạo lực gia đình đều nhắm phụ nữ. Trong đó phổ biến nhất là bạo lực trẻ em mà nạn nhân là những đứa trẻ vô tội.

Bạo hành trẻ em không chỉ gây cho chúng những tổn thương về thể xác mà còn về tinh thần. Những đứa trẻ ngây thơ, chỉ vì một chút sai lầm, nghịch ngợm mà vẫn phải chịu hình phạt chẳng khác nào khi chúng đã làm nên tội nặng. Chúng phải chịu mọi tội lỗi, kèm theo đó là những câu chửi rủa xúc phạm đến nhân cách, nặng hơn nữa là bị đánh đập đến từ chính bố mẹ ruột của mình. Đôi khi, chỉ vì những bực tức nhất thời, các bậc làm cha làm mẹ vô tình trút giận lên đầu con em - những đứa trẻ vô tội. Họ nghĩ rằng chúng là trẻ con, sẽ quên ngay ấy mà. Nhưng sự thật không phải như vậy, trẻ con rất nhạy cảm, mỗi lời nói ra sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn và suy nghĩ non dại của chúng, ảnh hưởng đến tương lai và suy nghĩ của chúng sau này.

Ông bà có câu "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Vì thế, nhiều bậc phụ huynh đã lấy đây làm định hướng để giáo dục con em. Điều đó hoàn toàn có lí lẽ cả, bởi ngày xưa ông bà cũng giáo dục bố mẹ bằng roi vọt mà.

Bố mẹ áp đặt quá đáng lên con cái, dùng những lời lẽ nặng nề để giáo dục con cái. Tâm hồn trẻ em còn non nớt, chúng nghĩ rằng đánh là ghét. Có ai muốn bị đánh đập không? Chắc chắn là không, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng vậy thôi. Dần dần chúng muốn lánh mặt bố mẹ, bởi chúng sợ bị đánh mắng mà. Do đó, tạo nên những tâm hồn nhút nhát và những con bệnh Atelophobia - hội chứng sợ mình không đủ hoàn hảo. 

Atelophobia là một căn bệnh khá phổ biến. Người mắc căn bệnh Atelophobia luôn có những suy nghĩ tiêu cực rằng nếu họ biến mất thì xã hội này cũng chẳng hề hấn gì, vì mình có cống hiến được cái gì đâu :) Cuộc đời của những đứa trẻ bị bạo hành na ná như cuộc đời bi thảm của Nobita, ngày nào đi học về mẹ cung đứng sẵn ở cửa và quát "Hôm nay được mấy điểm" Chính những áp đặt quá đáng của phụ huynh lên con cái đã dần tạo nên những Nobita đời thực: Luôn có cảm giác mình là gánh nặng của gia đình, là người thừa của xã hội, là cá nhân mờ nhạt và kém cỏi nhất trong các tập thể. Tiếc là không phải ai cũng may mắn có Doraemon bên cạnh để giúp đỡ như Nobita. 

Vậy những nạn nhân của bạo hành trẻ em đang phải chịu đựng những gì? Trong gia đình, chúng luôn cảm thấy bị lép vế so với những thành viên khác, bị bắt nạt bởi anh chị em là điểu đương nhiên. Chúng sẽ chẳng dám cãi lại hay ngồi nói chuyện nghiêm túc với phụ huynh. Tệ nhất chính là việc những đứa trẻ ấy đang tự đối xử với chính mình: Hạ thấp khả năng của bản thân, tự dìm mình quá đáng và không thể tự yêu thương chính mình. Hậu quả có thể là trầm cảm, tự kỷ, nặng hơn nữa là tìm đến cái chết để giải thoát. 

Có phải sự hoàn hảo nào cũng đáng để theo đuổi hay không? Những điểm 10 chói lóa mà bố mẹ áp đặt con cái cũng chỉ là đánh giá của thầy cô; những lời chê trách, phê bình cũng chỉ là đánh giá của một vài người. Trẻ có thể là điểm 0 ở một số lĩnh vực, nhưng cũng có thể là điểm 10 hoàn hảo trong lĩnh vực kia. Vậy tại sao bố mẹ lại lấy những con số 0 và những lời phê bình kia áp đặt quá đang lên con cái?

Bố mẹ ơi, con cái là tài sản quý giá nhất của bố mẹ. Trẻ em là tương lai của đất nước. Bảo vệ trẻ em là bảo vệ những mầm non tương lai. Vậy tại sao chúng ta lại bạo lực trẻ em vì những điều vô lý và những lời bình phẩm của xã hội nhỉ?

        MONG CÁC BẠN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN Ạ