Đi đôi với sự phát triển của xã hội và thời đại, việc học nhiều ngôn ngữ khác nhau ngày càng trở nên quan trọng , nhất là Tiếng Anh - một thứ tiếng , một ngôn ngữ được coi là " official language" ( ngôn ngữ chính thức) của toàn cầu. Một giáo sư-tiến sĩ đã từng nhận xét:" Tiếng Anh không đơn thuần là một ngôn ngữ để học, để biết mà còn là một ngôn ngữ để sống, để phát triển" cùng một vấn đề này du học sinh Đỗ Nhật Nam cũng đã từng chia sẻ: " Tiếng Anh giúp em đi xa ,Tiếng Việt giúp em về gần".Câu nói đã mang lại một góc nhìn đa chiều cho chính chúng ta, cũng đã khiến cho chúng ta nhận thức được nhiều điều...
" Tiếng Anh giúp em đi xa..." Tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính chất toàn cầu, chính vì thế nó luôn được coi trọng và đã trở thành một trong những môn học có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, có lẽ cũng chính vì vậy nó có thể giúp ta " đi xa" . "Đi xa" ở đây hiểu theo nghĩa đen là tiến xa hơn, được hội nhập với thế giới, với toàn cầu ; còn nghĩa bóng chính là sự mở mang kiến thức , mở rộng tầm mắt giúp cho ta có thể phát triển , có cơ hội giao lưu, học hỏi với bạn bè năm châu. Nhưng ... bên cạnh đó , ở vế phải lại viết rằng:"Tiếng Việt giúp em về gần". Tiếng Việt là một ngôn ngữ riêng của nước Việt Nam ta , là ngôn ngữ mà mọi người trong nước dùng để giao tiếp với nhau.Là mỗi con dân nước Việt Nam đều biết tôn vinh Tiếng Việt, là thứ ngôn ngữ quốc gia có chủ quyền, phổ biến nhất trong phạm vi đất nước ta. Nó là thứ của lịch sử vô cùng quý giá là kết quả của sự hoạt động về cả vật chất và tinh thần của ông cha ta và không bao giờ có thể thay đổi, ta chỉ có thể tìm hiểu và phát triển, làm giàu thứ ngôn ngữ đó. Còn với những người con đi xa tổ quốc thì nói Tiếng Việt là một lần được “trở về”, trở về với tiếng nói dân tộc, trở về với quê hương, tổ tiên, với cội nguồn…chính là một niềm hạnh phúc . Xét về tổng thể, lời nhận xét của Đỗ Nhật Nam có hai vế đối lập nhau nhưng không mâu thuẫn với nhau , ngược lại bổ sung cho nhau, đề cao vai trò của Tiếng Anh - ngôn ngữ chính thức nhưng không vì vậy mà quên đi tiếng mẹ đẻ.
Vào những năm cuối của thế kỉ XX , đầu thế kỉ XXI, Tiếng Anh ngày càng được coi trọng cho tới hiện tại. Ta cần học Tiếng Anh để giao lưu và học hỏi những điều mới trong cuộc sống và xã hội. Nó cũng sẽ tạo cơ hội cho chúng ta vươn đến một tầm cao mới khẳng định vị trí nước nhà trên bản đồ thế giới. Hơn hết, Tiếng Anh sẽ mở ra cho ta nhiều cơ hội học tập cũng như làm việc giúp cho chúng ta phát triển hơn .Nếu bạn sử dụng được ngoại ngữ tốt, tức là bạn đã trao gửi được tâm hồn cho người bản xứ, và những thông điệp từ trái tim đến trái tim sẽ đưa bạn đến nhiều điều kỳ diệu khác. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn biết kết hợp mở rộng ngoại ngữ, Nhưng đặc biệt cũng cần biết gìn giữ tiếng mẹ đẻ để mỗi người tìm thấy chính mình và bản sắc dân tộc mình.Với thế hệ trẻ, việc lưu tâm vấn đề học ngôn ngữ là điều đang được đặc biệt quan tâm. Đúng vậy, vì thời gian gần đổ lại đây việc du nhập nhiều nền văn hóa hội nhập mà làm sự trong sáng của Tiếng Việt đang dần bị đe dọa bởi một thứ ngôn ngữ mới, mang tên gọi “ngôn ngữ tuổi teen”. ngôn ngữ như lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ Tiếng Việt, nhiều bạn trẻ còn “chế biến” ra các thể loại từ ngữ thiếu tế nhị, không hợp với thuần phong mĩ tục. Đã đành vậy, có khi họ còn liên tục dùng từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa. Chưa dừng lại ở đó, một bộ phận thương nhân, người trưởng thành cũng đã sớm tiếp nhận trào lưu này mà học ngoại ngữ theo xu hướng không thực chất, áp dụng nói theo kiểu sính ngoại nửa tây nửa ta gây mất thuần phong mỹ tục, làm cho Tiếng Việt không ra Tiếng Việt, Tiếng Anh không ra Tiếng Anh.
Cũng không thể phủ nhận hiện nay có rất nhiều người người học ngoại ngữ theo trào lưu, học ngôn ngữ thứ hai là một điều tốt nhưng ta không thể học nó theo trào lưu, học như vậy sẽ gây ra hiểm họa lớn. Khi học ngoại ngữ ta cần có đam mê , sự kiền trì , chăm chỉ chứ không nên học theo trào lưu. Vì vậy cho dù chúng ta theo ngông ngữ nào thì cũng hãy cố đam mê và cố gắng vì nó.
Mỗi người đứng trước thời đại phát triển mạnh như này, cần biết tiếp thu chứ không hòa quyện bất kể lĩnh vực gì đặc biệt là ngôn ngữ, dễ đánh mất đi thứ ngôn ngữ quý giá của dân tộc. Các thế hệ nhỏ, thanh niên chúng ta cần hành động thiết thực để xây dựng nên giá trị bền vững của Tiếng Việt, đồng thời phổ biến Tiếng Việt trên toàn thế giới cũng chính là đưa đất nước bước lên con đường phát triển phồn thịnh. Sử dụng tiếng anh giờ đây đã không còn xa lạ gì, mà nó còn là việc hết sức cấp bách và quan trọng trong đào tạo giúp khẳng định mình.
Việc học vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa giỏi về ngôn ngữ là ta đã chạm tay đến gần hơn thành công của bản thân. Câu nói chân thật, trong sáng của Đỗ Nhật Nam cũng là lúc ta nên suy nghĩ về việc thế hệ trẻ chúng ta cần làm tròn trách nhiệm đưa đất nước vươn xa qua thứ ngôn ngữ quốc tế nhưng trên đó chúng ta cũng phải gánh vác trách nhiệm gìn giữ màu sắc của ngôn ngữ dân tộc, sự tự tôn dân tộc bất biến.