Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Truyện thường có những yếu tố kì bí, phép thuật và nhân vật huyền thoại. Tuy nhiên truyện cổ tích có quá nhiều yếu tố kỳ ảo nên một số người cho rằng :" truyện cổ tích tô vẻ quá nhiều kỳ ảo, điều đó khiến cho trẻ em luôn sống trong ảo tưởng, rời xa thực tế". Ý kiến này có thể đúng trong một số trường hợp.Nhưng với em thì truyện cổ tích còn mang tính giáo dục và giải trí, nhằm truyền đạt những giá trị đạo đức và nhân văn cho trẻ em.
Truyện cổ tích là một công cụ hữu ích để trẻ em phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bản thân qua các câu truyện ý nghĩa và qua các nhân vật độc đáo phong phú của truyện. Nhờ truyện cổ tích, trẻ em có thể hình dung và tưởng tượng về những thế giới kỳ diệu và những nhân vật huyền thoại. Truyện cổ tích còn góp phần xây dựng nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ qua những bài học về đạo đức và giá trị nhân văn trong truyện. Nhờ những câu truyện trong truyện cổ tích, ta có thể rút ra những bài học quý giá về tình yêu, lòng nhân ái, sự chân thành.Những bài học về đạo đức và giá trị nhân văn trong truyện cổ tích giúp xây dựng nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ em. Truyện cổ tích cũng giúp con người nhìn nhận và hiểu rõ hơn về các giá trị quan trọng trong cuộc sống. Truyện cổ tích có thể trở thành cầu nối giúp trẻ em phát triển đam mê đọc sách. Khi trẻ được tiếp xúc với những truyện cổ tích thú vị, họ có thể trở nên say mê và muốn khám phá thêm nhiều tác phẩm văn học khác. Truyện cổ tích còn giúp trẻ em mở rộng vốn từ vựng của mình và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Khi nghe và đọc những câu chuyện, trẻ em có thể học được những từ mới và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau.Truyện cổ tích còn mang lại niềm vui và giải trí cho người đọc. Truyện cổ tích không chỉ mang lại những bài học và ý nghĩa sâu sắc, mà còn mang đến niềm vui và giải trí cho người đọc. Việc đọc truyện cổ tích giúp ta thoát khỏi những căng thẳng và lo toan hàng ngày, tìm lại niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống. Qua những điều trên có thể thấy rằng truyện cổ tích không phải lúc nào cũng khiến trẻ em sống trong ảo tưởng xa rồi thực tế. Một số nguyên nhân khác khiến cho trẻ em sống trong ảo tưởng xa rời thực tế có thể kể như sự phát triển công nghệ, truyền thông, áp lực xã hội, thiếu sự tương tác thực tế,... Ngoài các mặt lợi truyện cổ tích còn có một số mặt hạn chế có thể kể đến như hình ảnh không thực tế khi có các nhân vật viễn tưởng như Thiên Thần, Ác Quỷ, Pháp Sư,...
Như vậy truyện cổ tích không phải lúc nào khiến cho trẻ em sống trong ảo tưởng xa rời thực tế. Truyện cổ tích là một thể loại văn học đặc biệt, mang lại nhiều giá trị văn hóa, giáo dục và giải trí. Qua truyện cổ tích, chúng ta có thể tìm hiểu và truyền dạy những bài học quý giá về đạo đức, giá trị nhân văn và lòng nhân ái. Truyện cổ tích cũng góp phần vào việc phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con người.