Người thông thái thường giải đáp các câu hỏi một cách dễ dàng và đức tính của các nhà thông thái lại rất khiêm nhường. Có một người mô tả tính khiêm nhường và tính kiêu ngạo qua hình ảnh cây lúa. Khi lúa mới có hột, hột lép thì cây lúa vươn " ngẩng cao". Khi hạt lúa chắc mẩy thì cây lúa " cuối đầu". Đi sâu vào vấn đề này mình xin lướt qua vài câu chuyện. Chắc rằng các bạn từng nghe đối đáp của các nhà thông thái. Có một nhà thông thái khi được hỏi rằng : khi chúng ta chết thì sẽ đi về đâu?. Nhà thông thái nhìn người hỏi và nói lời thật chậm : ông không biết!

Người hỏi bèn cười ha hả và mai mỉa: ông được  nhiều người ca ngợi là nhà thông thái mà ông cũng trả lời là không biết! . Nhà thông thái trầm ngâm chờ người hỏi kia cười xong, ông nói tiếp : Vì tôi chưa chết nên tôi vẫn không biết sẽ đi về đâu.

Khi bạn nghe đối đáp này , bạn cảm thấy sao? Ngày xưa, các nhà thông thái là người sống rất dễ hòa đồng, giúp đỡ người xung quanh với những hiểu biết của họ. Họ đi khắp nơi nếu họ có thể đi được. Kiến thức của họ phải nói là hơn người. Mình nhớ lại này đầu tiên mình vào trường Alpha. Hôm đó mình nghe về lịch sử cách ngừa bệnh truyền nhiễm và cách cứu thương. Hôm đó Thầy  chỉ kể chuyện, không học gì cả, thầy kể nhiều năm về trước khi chưa có kính hiển vi, con người chưa có khái niệm về dịch bệnh nhưng con người đã biết cách ngăn ngừa dịch. Nhất là khi giặt áo quần là phải dùng nước trong nguồn chảy ra, con người phải sống trên thượng nguồn, vì vói cách này thì không có nhiều người bệnh tiêu chảy. Cấp cứu thì làm gì có xe như bây giờ, bạn biết họ đã làm gì không? Đó là dùng cáng khiêng người bệnh đến nơi có người chuyên về chữa bệnh, nay là bác sĩ, một người có thể chăm sóc cho nhiều người. các nhà thông thái cũng chính là các thầy thuốc thời đó. Họ rất là khiêm tốn và luôn nói những điều mình biết. Tính khiêm nhường cũng chính là đó.

Người có nhiều kiến thức họ có điểm chung là đặt mình vào vị trí người khác để nhìn và hiểu thế giới quan của người khác chứ không phải của chính họ. Với thói quen trên, họ hiểu được những suy nghĩ của người khác, họ chia sẻ những vấn đề thực tại. Họ có một cách rất dễ nhận thấy đó là luôn đặt vấn đề gần qua các câu hỏi cụ thể: Bà cần gì hôm nay? Nếu câu hỏi quá xa như : trái đât hình tròn hay vuông? Con người từ đâu ra ?  các nhà thông thái cũng có câu trả lời hợp lý !

Các nhà thông thái luôn gần với mọi người, vì kiến thức của họ cho họ những phán đoán, biểu hiện tính cách rất thân thiện, không sợ hãi vấn đề. Họ cho rằng thế giới chúng ta đang sống luôn có một thế giới song hành, kiến thức bao la. Những đức tính của các nhà thông thái do bản chất của chính họ phô bày ra như hạt lúa chắc làm trĩu nặng xuống như " cuối đầu " là thế!

Tác giả mô tả người thông thái như cây lúa có hạt chắc lại "cúi đầu" bày tỏ sự khiêm nhượng phê phán người mang tính kiêu ngạo,  làm gương cho chúng ta nên cư xử như thế nào cho tốt. Kiến thức vô bờ, việc học của chúng ta cũng mới chỉ là hạt cát trong sa mạc mà thôi.