Ngày nay,khi mà cuộc sống trở nên ngày càng vội vã,những áp lực từ xã hội,công việc và cả gánh nặng tài chính gia đình khiến cho mỗi người trong chúng ta ngày càng căng thẳng và lo âu.Bởi vậy nên nhiều người thường tìm phương pháp để có thể tâm trí trở nên bình thản và cân bằng cuộc sống.Cũng bởi vậy mà "niết bàn" -đã là một khái niệm quen thuộc đến từ Thiền và Phật giáo được mọi người quan tâm .Tuy nhiên,nhiều người thường nghĩ niết bàn là một trạng thái xa vời chỉ có những nhà sư ,những người tu tập rèn dũa cả thập kỉ mới có thể lĩnh ngộ nhưng thực tế lại không phải như vậy.Về vấn đề này,nhà sư Thích Nhất Hạnh cũng từng bày tỏ quan điểm khiến em rất đồng tình và ngưỡng mộ sự hiểu biết sâu sắc và tâm thái của ông :"Mọi người thường nói về việc nhập niết bàn.Nhưng chúng ta đã ở đó rồi".

Nhà sư Thích Nhất Hạnh là một người có sức ảnh hưởng lớn và được rôn trọng trong phong trào Tuệ Tĩnh Thiền.Ông không chỉ là nhà sư mà còn là một nhà sư mà còn là một học giả phật giáo,một tác giả sách với nhiều đầu sách giá trị được nhiều người biết đến.Vậy nên quan điểm mà ông đưa ra cũng là từ một người có kiến thức và vốn hiểu biết nhất định về việc nhập niết bàn.Vậy "nhập niết bàn" là gì? Và tại ông lại nói "Mọi người thường nói về việc nhập niết bàn.Nhưng chúng ta đã ở đó rồi"? Trước đó ta đã biết "niết bàn" là một khái niệm quan trọng trong thiền và phật giáo."niết" có nghĩa là nhắc lại,nhớ lại,còn "bàn" là tên của Đức Phật.Nên việc "nhập niết bàn" là đề cập đến việc tập trung tâm trí và nguyên lý và chánh niệm trong vạn vật.Thế mà nhà sư Thích Nhất Hạnh lại nói rằng nó "đã ở đó rồi" có nghĩa là nhập niết bàn không phải mục tiêu xa xỉ,ngoài tầm với mà là nó "đã ở đó" - khám phá sự thức tính trong tâm trí và niết bàn luôn hiện hẫu trong cuộc sống của chúng ta và trong từng khoảnh khắc hằng ngày.

Nói rõ hơn về vấn đề này thì em cũng rất thích một câu nói của nhà sư Thích Nhất Hạnh :"ở trong hiện tại,bạn có thể nhìn thấy sự kì diệu của cuộc sống và tìm thấy niết bàn trong từng hơi thở." làm em nhớ đến tiến sĩ Xuân Mai từng nói trong một chương trình là "Đơn vị nhỏ nhất của nỗ lực là một hơi thở" .Đúng vậy,biết bàn có thể tìm thấy trong những thứ bình dị nhất ,nhỏ bé nhất thông qua cách sống chân thành và yêu thương.Là khi ta biết tận hưởng và biết ơn từng sự hiện diện của từng chùm hoa,ngọn cỏ,ánh nắng ấm áp,biết ơn vì đã được sống,được thở trong bầu không khí trong lành ,khi mà ta đã may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia đang phải đối diện với chiến tranh,thiên tai,đói rét ,....Đó là khi ta có thể ăn bữa cơm cùng gia đình khỏe mạnh và có thể chia sẻ với những người mà mình yêu quý,là khi ta đắm chìm vào những cảnh quan thiên nhiên,những sự vật quanh ta...Khi mà ta học cách thiện định để tâm trở nên tĩnh lặng và giàu tình yêu thương hơn và chánh niệm vào cuộc sống hằng ngày để sống tỉnh thức và tận hưởng trong từng khoảnh khắc.Khi đó,niết bàn là mục tiêu không hề xa vời nữa- nó không chỉ là mục tiêu cử các tu sĩ hay người tu tập mà là trạng thái bất kỳ ai cũng có thể đạt được,và nó là trạng thái giúp chúng ta giải thoát chúng ta khỏi những áp lực,khổ đau và lo âu để sống một cuộc sống hạnh phúc.Để từ đó,mỗi khi gặp khó khăn ta có thể đánh thức ý thức và niềm tin vào khả năng của bản thân và vượt qua và dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu người khác.Từ đó xây dựng mổ môi trường an lành và đầy tình yêu thương.Tuy vậy nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng mỗi chúng ta đều chỉ là một con người - đều có hỉ nộ ái ố và đi qua gập gềnh của con dốc đời người thì việc vấp ngã ,đau đớn và trưởng thành là điều không thể tránh khỏi.Ta cảm nhận sự niết bàn từ trong những điều nhỏ bé nhất nhưng không có nghĩa là việc nhập niết bàn sẽ khiến chúng ta trở thành một người khác chúng ta ,một người không có buồn đau sầu khổ mà là phải đi qua sầu khổ ta mới có thể chiêm nghiệm.Và trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời ta mới có thể lĩnh ngộ được nhiều điều,trưởng thành lên theo năm tháng.Như cái cách mà thiền sư Minh Nhật từng nói "Đối diện với biến bàn trong cuộc sống hàng ngày ,sự hiện diện của niết bàn chính là từ việc khám phá ngay tại chỗ".Bởi vậy nhập niết bàn không phải mục tiêu cuối cùng mà là hành trình tìm ý nghĩa và sự thức tỉnh trong cuộc sống hàng ngày.Qua đó,chúng ta cần phải tỉnh táo và xem xét kĩ khi có những khóa học dạy tu tập nhập niết bàn hay truyền bá những thứ mê tín dị đoan để nhằm mục đích lừa gạt,chiếm đoạt tài sản của người khác....làm vẻ đẹp vốn có của Đức Phật bị ô uế và khiến càng nhiều người hiểu lầm về việc nhập niết bàn.Từ đó ta có thể thấy quan điểm của nhà sư Thích Nhất Hạnh là một quan điểm đúng đắn mà chúng ta phải học hỏi ,tiếp thu và noi theo tấm gương lớn để trưởng thành và phát triển hơn.

Câu nói ấy cũng là lời nhắc nhớ quan trọng về sự hiện hữu của niết bàn trong cuộc sống hàng ngày.Niết bàn không đơn giản chỉ là một phương pháp tập trung tâm trí để có được sự thanh thản tạm thời mà là sự hiện diện trong chính tâm trí cà linh hồn cử mỗi người trong chúng ta.Và bởi vậy,chúng ta không cần phải đi tìm hiểu biết bàn bên ngoài mà hãy dừng lại và khám phá sự tỉnh thức trong từng khoảnh khắc cuộc sống.Hãy dừng lại sau đó hít thở thật sâu và cảm nhận niết bàn - sự diện diện cử chúng ta trong tất cả những gì đang diễn ra.Và để Phật trở thành ánh sáng dẫn đường chúng ta thức tỉnh trong cuộc sống hàng ngày.Dù chúng ta đang đối mặt với thử thách hay niềm vui,buồn bã hay hạnh phúc,niết bàn luôn hiện diện cà chờ đón chúng ta.Và chúng ta chẳng cần chạy theo niết bàn đâu mà hãy nhận ra rằng chúng ta đã ở đó rồi.Hãy sống một cách tĩnh lặng, chân thành và để niềm an lành và sự hiện diện của niết bàn đồng hành với chúng ta trên con đường sau này,bạn nhé!