Mỗi nhà thơ ,văn đều dâng hiến cho độc giả nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và những câu nói mang tính thời đại.Bởi họ muốn được hết mình cống hiến cho sự nghiệp và cho toàn nhân loại.Nhà thơ Pháp Andre Chanien đã từng nhận định :"Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ ,trái tim mới làm nên thi sĩ ."Câu nói này sẽ trường tồn với thời gian vì nó đúng với mọi tác phẩm và trong đó có cả "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương ,bài thơ yêu thích của em.

     Trước hết ,nghệ thuật là thứ kích thích tư duy ,cảm xúc hay những ý tưởng sáng tạo của bất cứ một người nào thông qua các giác quan .Hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ và sự chọn lọc từ sau đó sắp xếp chúng một cách logic để tạo ra hình ảnh ,âm thanh mà người đọc ,người nghe có thể tượng ra được gọi là thơ .Trái tim là tâm hồn của người viết ,là linh hồn của tác phẩm, nhưng không phải ai cũng có thể làm cho bài văn ,thơ của mình trở nên có hồn mà chỉ có những nghệ sĩ thực sự mới có thể làm được điều đó.Như vậy ,câu nói của Andre Chanien mang ý nghĩa ,thứ kích thích tư duy ,cảm xúc sẽ có thể tạo ra được một hay nhiều hình ảnh ,âm thanh mà người đọc ,người nghe hình dung ra được. Nhưng chỉ điều này thôi thì không đủ để chứng tỏ đó là một nghệ sĩ tài năng, mà họ phải đưa trái tim mình vào để cảm nhận ,để tạo nền tảng cho một bài thơ giàu cảm xúc ,đậm chất chữ tình .Tới đây, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng thơ chỉ cần trái tim ,không cần nghệ thuật ,nhưng hàm ý thật sự của Andre Chanien là muốn làm nên một tuyệt tác thơ thì đầu tiên phải đáp ứng được hai yêu cầu : nghệ thuật và trái tim.

     Trở lại với tác phẩm "Bánh trôi nước":

          Thân em vừa trắng lại vừa tròn

          Bảy nổi ba chìm với nước non

          Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

          Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

      Câu thơ đầu tiên :

        "Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

  Tác giả đã sử dụng lối nói ẩn dụ ,ngầm so sánh bánh trôi nước với những người phụ nữ .Chỉ với hình ảnh một loại bánh bình dị ,có màu trắng đơn thuần mà Hồ Xuân Hương đã gợi tả được hết vẻ đẹp giản dị mà sang trọng ,quý phái và sự thuần khiết ,trong sáng ,tinh khôi của phụ nữ Việt Nam .Nhưng khi đọc ,chúng ta sẽ không đọc vớ giọng điệu tươi vui ,hóm hỉnh mà ngược lại phải có sự đau lòng ,thương cho cái thân phận khốn khổ của họ .Trong câu thơ tiếp theo :

       "Bảy nổi ba chìm với nước non"

   Ở đây ,tác giả đã sử dụng thành ngữ "bảy nổi ba chìm" để gợi tả số phận long đong ,nổi chìm của  những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ .Thành ngữ này thường được mọi người sử dụng khi luộc bánh trôi mà bảy phần nổi lên ,ba phần chìm xuống thì có thể vớt ra vì bánh đã chín .Nhưng với câu thơ này ,nó gợi ra thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ ,bị chà đạp bởi những cổ tục lạc hậu ,lỗ thời khiến cho cuộc đời lênh đênh ,không biết trôi dạt về đâu .Ngoài ra ,tác giả cũng thể hiện sự cảm thương sâu sắc cho số phận của mình và những người cùng chung hoàn cảnh bất hạnh .Với câu thơ thứ ba :

           "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

     Cái thân phận nhỏ bé ,phải chịu biết bao tủi nhục bao vết thương hằn lên cả tâm hồn lẫn thể xác ,mặc cho cuộc đời ,cho xã hội đưa đẩy điều khiển vì họ cũng không biết phải đi về đâu giữa dòng đời lạc lõng ,chơ vơ này .Họ như những tù binh không tội bị giam cầm trong cái xã hội độc ác đương thời .Dù dã cố gắng vùng vẫy nhưng những người phụ nữ này vẫn không thể thoát ra ,không thể tự đòi lại công bằng .Ở đây ,Hồ Xuân Hương đã tái hiện lại hình ảnh khốn cùng của những người đàn bà nhân hậu và lòng căm tức với xã hội "năn thê bảy thiếp".Dòng thơ cuối cùng :

        "Mà em vẫn giữ tấm lòng son ".

    Tác giả sử dụng từ "tấm lòng son" ,biểu trưng cho sự thủy chung ,son sắc ,một lòng một dạ với chồng và tình mẫu tử thiêng liêng với con .Như vậy ,dù xã hội có đối sử bất công như thế nào ,có tra tấn phụ nữ chúng tôi một cách ghê rợn thì vẫn lôn hướng về chồng con ,chung thủy một lòng .Trái tim Hồ Xuân Hương cũng đã đặt vào trong câu thơ này vì bà còn là một người phụ nữ với khát vọng được yêu .

       Tác giả đã cho ra cả nghệ thuật và trái tim vào những câu thơ ngắn và đặc sắc .

          Nhận định cảu nhà thơ Pháp là một tư tưởng thời đại và vĩnh cửu