Việt Nam là một đất nước có rất nhiều dân tộc .Nhưng trong số những dân tộc quen thuộc như dân tộc Kinh thì một trong số đó đã có một dân tộc mà chúng ta nên trải nghiệm đó là dân tộc Dao quê hương nơi em sinh ra. Vậy dân tộc Dao là dân tộc như thế nào ?
Dân tộc Dao của em là một dân tốc sinh sống chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế và rải rác ở Lạng Giang, Tân Yên. Dân tộc Dao sống ở nơi có khí hậu mát mẻ và có độ ẩm cao do có nhiều đợt mưa xuất hiện.Những người ở dân tộc Dao của em có tính cách rất chăm chỉ, cần cù, gần gũi, hiền lành và rất tốt bụng.
Dân tộc Dao của em có trang phục truyền thống rất giản dị, họ có quần, áo ngắn và khăn đội đầu. Khăn đội đầu của họ được thêu một cách rất cầu kì, cẩn thận, họ sử dụng các gam màu là đỏ, xanh lơ, vàng và trắng. Áo của họ thì là loại áo kiểu tứ thân được ghép bằng bốn thân vải khô hẹp, áo của họ thì được xé ngực để cài khuy, áo của họ thì tay dài và cổ đứng.
Dân tộc Dao của em không chỉ có trang phục là đẹp mà họ còn có những món ăn đặc sản rất ngon. Có thể ví dụ như là cơm lam, thịt lợn chua, bánh trưng đen, xôi sắn, đậu phụ nhồi thịt, thịt lợn treo hun khói, ếch hương Mẫu Sơn, xôi ngũ sắc, bánh gù,....Một trong số những món ăn đó, có ba món ăn mà em rất thích là xôi sắn, bánh gù và ếch hương Mẫu Sơn. Xôi sắn thì được chế biến rất đơn giản nhưng lại có hương vị rất ngon và lôi cuốn, còn bánh gù thì lại là loại bánh dùng để cúng trong những ngày đặc biệt, món bánh này là một món ăn rất phổ biến của dân tộc Dao trong những bữa cơm ngày lễ và món ếch hương Mẫu Sơn cũng là một loại món ăn rất ngon, món nă này được sử dụng loại ếch Mẫu Sơn và một số gia vị đặc biệt cũng chính vì vậy mà món ăn này có mùi hương rất thomư một cách đặc biệt nên được người ta gọi là "thần dược".
Dân tộc Dao của em thì có rất nhiều lễ hội như: lễ hội nhảy lửa, lễ hội lập tịch. lễ hồi cầu múa. Trong số đó lễ hội em thích nhất là lễ hội nhảy lửa, những người muốn được nhảy lửa đã ngồi "hầu lễ" từ đầu buổi lễ, họ lấy que tre gõ liên tục vào những nửa ống vầu đã chuẩn bị sẵn và sẵn sàng ngồi xin thần lửa, chủ lễ lại tiếp tục "gieo quẻ xin âm dương", đến khi thần lửa đồng ý. Từng đôi một nhảy lửa, họ đi chân không trên đống than, họ nhảy, họ lăn vòng trên than hồng khi lửa còn lem lém bốc cháy theo từng bước chân của họ. Và khi những đôi bắt đầu được thần lửa đồng ý cho nhảy lửa thì cũng là lúc các đôi khác tiếp tục vào "hầu lễ" để được là người nhảy lửa. Tiếp theo, cứ đôi nọ, nối tiếp đôi kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than để lại.
Em mong sau bài văn này sẽ có nhiều người đến thăm quan và du lịch về nền văn hóa của dân tộc Dao của em. Em cũng mong dân tộc em sẽ trở nên ngày càng phát triển hơn trong tương lai và có nhiều người đến để tìm hiểu về nên văn hóa của dân tộc Dao.