Ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua tuổi thơ ấu với biết bao kí ức ngọt ngào. Tuổi thơ thật hồn nhiên và trong sáng. Những kí ức về tuổi thơ sẽ còn mãi trong mỗi chúng ta. Và cũng không ai có thể quên được ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6 hàng năm nhất là các em thiếu niên nhi đồng. Đó là sự chờ đợi, sự háo hức, mong đến ngày tết thiếu nhi để được bố mẹ dẫn đi chơi và mua cho những món quà thật ý nghĩa, đây là những ước nguyện bình thường và giản dị của trẻ thơ. Tôi còn nhớ mãi cái kỉ niệm ấy - quãng thời gian đẹp đẽ, tươi vui, trẻ  thơ, hồn nhiên, trong sáng của một thời bé thơ.

Hôm đó, trường tôi có tổ chức buổi chào mừng Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6. Những bạn học sinh trường tôi thật tươi vui, hào hứng, mong chờ để được tặng những món quà thật ý nghĩa, được cùng nhau ăn những chiếc bánh kem thật tuyệt! Còn các anh chị MC thì thật là thân thiện, nhiệt tình với các em học sinh. Những người thầy, người cô - người đã dạy chúng ta những bài học làm người, người sẽ cùng chúng ta đi trên con đường học tập để bước tới thành công trông họ thật lộng lẫy trong những tà áo dài đủ màu, đủ kiểu. Rồi anh chị MC giới thiệu các vị đại biểu có mặt để tham dự cùng chúng tôi. Tiếp theo là kể về lịch sử ra đời để có ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6. 

" Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữa và trẻ em. Tại đây chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp) chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Căm phẫn trước tội ác dã man của phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên toàn thế giới đã kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, nhà nước Tiệp Khắc đã cho xây dựng lại làng Li-đi-xơ và Đài tưởng niệm để khắc sâu tội ác của bọn phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới nhất trí chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xơ và Ô-ra-đua của bọn phát xít và hành động để bảo vệ chăm sóc trẻ em. Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy 1-6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới. Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1-6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân." Sau khi nghe xong câu chuyện đó, tôi thấy thật sự cảm động trước hoàn cảnh thảm thương của những người dân vùng đó. Kế đến là lòng biết ơn đối với đã cho chúng tôi có được ngày Quốc tế Thiếu Nhi - ngày Tết dành riêng cho trẻ em. Trong ngày này, chúng tôi không chỉ được nhận những lời chúc mừng đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ, người thân mà còn được nhận những món quà đặc biệt. Phần không thể thiếu trong ngày Quốc Tế Thiếu Nhi đó là phần trao quà cho những bạn học sinh. Kỷ niệm đó thật đẹp đẽ - tôi sẽ không bao giờ quên trong cuộc đời. Kế đến là những tiết mục văn nghệ đến từ lớp 5A2 - lớp của tôi, chúng tôi đã phải luyện tập thật chăm chỉ để có một tiết mục văn nghệ thật hay để cho những khán giả cảm thấy thật thỏa mãn. " Đầu tiên là tiết mục tốp ca: "Trái đất này là của chúng mình'' - tác giả: Trương Quang Lục “Trái đất này là của chúng mình” của nhạc sĩ Trương Quang Lục là một bài hát vô cùng quen thuộc với lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam, vậy nên hầu như ai cũng thuộc lời cả. Với giai điệu, ca từ vừa vui tươi và cũng vừa ý nghĩa, ca khúc này thật sự đã đi sâu vào trong kí ức tuổi thơ của nhiều người.  Xin một tràng pháo tay thật to cho tiết mục này ạ! Sau đó tiết mục đơn ca: ''Em là hoa hồng nhỏ'' - tác giả: Trịnh Công Sơn ''Em là hoa hồng nhỏ'' là một bài hát hay và sâu sắc mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác dành tặng cho thiếu nhi. Với những ca từ đẹp cùng một giai điệu hồn nhiên, tươi vui bài hát đã thật sự chạm đến trái tim của nhiều người. Và cứ đến mỗi dịp tết thiếu nhi 1/6 thì ca khúc này lại vang lên với tiếng hát trong trẻo, cao vút của các em thiếu nhi. Cuối cùng là tiết mục: ''Đưa cơm cho mẹ đi cày'' - tác giả Hàn Ngọc Bích.  Với những thế hệ người Việt Nam lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cả những năm tháng về sau này, thì chắc có lẽ không ai là không yêu bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích. Ca khúc này được được đánh giá là một bài hát đẹp cả về giai điệu lẫn lời ca giàu cảm xúc. Cuối cùng chúng tôi cảm thấy thật tuyệt vời vì chúng tôi đã biểu diễn xong. Những tràng pháo tay đã khiến chúng tôi có động lực hơn để biểu diến tiết mục tiếp theo. Vậy là cuối cùng cũng bế mạc rồi. Trong lòng mỗi chúng tôi đều cảm thấy hơi buồn vì nó đã kết thúc. Có đứa thì tươi cười, rất vui vẻ; có đứa thì hơi mếu máo nhưng đều cảm thấy rất vui. 

Kết thúc xong, tôi về nhà, tôi lại có thêm một bất ngờ. Đó chính là bố mẹ đã chờ tôi ở nhà để tặng những món quà mà tôi hằng ao ước bấy lâu nay. Ngày hôm ấy tôi cảm thấy rất vui sướng mà không có một từ ngữ nào để miêu tả được nó. Nó sẽ mãi là những phút giây vui vẻ, vui tươi mà tôi sẽ không bao giờ quên trong tâm trí. 

Những ngày Tết thiếu nhi, hay tết trung thu luôn khắc ghi những kỷ niệm êm đềm về tuổi thơ trong sáng. Dù ta có đi đâu làm gì, vẫn luôn nhớ về tuổi thơ ấy. Do vậy, hãy dành cho trẻ nhỏ những ký ức thật đẹp đẽ về tuổi thơ, hãy để cho các cháu được vui chơi, tận hưởng niềm hạnh phúc của mình.

                                                                                                                                                                    Xin cảm ơn!