Nguyễn Hiền (1234 - 1256) là trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta thời xưa. Thời vua Trần Nhân Tông, Nguyễn Hiền sinh ra tại một gia đình nghèo khổ ở làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là thôn Dương A,xã Nam Thắng,huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) .Từ nhỏ chú rất ham học, còn biết làm lấy diều để chơi. Năm lên sáu tuổi, chú học với ông thầy đồ trong làng. Ai cũng kinh ngạc vì chú có một trí nhớ lạ thường. Một hôm chú học thuộc tận 20 trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Song, vì nhà nghèo quá chú phải bỏ học. Nhưng trong lúc đi chăn trâu chú vẫn đứng ngoài nghe thầy giảng,dù có nắng mưa sương gió thế nào chú vẫn đứng ngoài. Đã học là phải đèn sách như ai nhưng vở của chú là lưng trâu, nền cát. Bút của chú là ngón tay, mảnh gạch vỡ, còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào. Khi có kì thi ở trường chú làm bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn nộp thầy. Bài của chú lúc nào cũng được điểm cao. Thế rồi vua mở khoa thi, chú vào kinh thi rồi đỗ. Lúc đó chú mới có 13 tuổi, cũng cùng kì thi đó có Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ bảng nhãn và Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa. Đây cũng là khoa thi Nho học đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đặt ra danh vị tam khôi, bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.
Bình luận (0)