Những việc mà gia đình em hay làm vào dịp lễ cúng Ông Công Ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp (ngày lễ Ông Công Ông Táo) là 1 ngày lễ rất quan trọng đối với gia đình em. Chính vì vậy, vào ngày này, em và bố mẹ thường làm rất nhiều công việc khác nhau để phục vụ Ông Công Ông Táo trong quá trình "về trời", một số công việc mà gia đình em thưòng xuyên hay làm đó là:

-Đi ra chợ để mua những món đồ phục vụ cho ngày lễ: đồ cúng, mũ Công ba, cá chép, tiền vàng.

- Chuẩn bị đồ ăn, đồ cúng như gà luộc, bánh chưng, rau luộc,...

-Đến khoảng 10 giờ sáng, mang mâm cúng lên bàn thờ, thắp hương, đọc sớ và cầu cho ông Công, Ông Táo sẽ báo tốt về gia đình với Thượng Hoàng.

 -Chuẩn bị tiền vàng, quần áo giấy, mũ Công ba,... để mang đi hoá vàng.

-Mang cá chép đi ra sông, hồ để thả, giúp Ông Công, Ông Táo có thể cưỡi cá về trời.

-Xin phép hạ mâm cúng, sau đó cả nhà cùng quây quần bên nhau ăn.

-Sau đó cả nhà trở lại sinh hoạt bình thường.

Ông Công, Ông Táo là ai?Ông Công Ông Táo đảm nhận nhiệm vụ gì theo tín ngưõng của nguời Việt Nam?

Ông Công ,Ông Táo hay Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Về sự tích Táo quân, có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại, trong đó, phổ biến nhất là truyện thường được kể dưới nhan đề sự tích ông đầu rau hay sự tích vua Bếp với rất nhiều dị bản.

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.

Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ.

Thấy chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp (Táo quân) để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.

Vậy ta có thể thấy, Ông Công, Ông Táo là 2 vị thần có nguồn gốc là hai tràng trai bình thường, nhưng nhờ có trái tim ấm áp, trượng nghĩa nên khi chết được Thưọng Đế phong lên làm thần .Ông Công, Ông Táo Có vai trò báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Ngoài ra , Ông Công, Ông Táo còn còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ.

Ngày lễ Ông Công Ông Táo đang đến gần, chúc mọi người có thể chuẩn bị thật chu đáo cho ngày lễ này để có thể nhận lại sự phù hộ của Ông Công, Ông Táo nhé!