BÀI VIẾT VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CÓ CÔNG HIẾN CHO ĐẤT NƯỚC CẦN ĐƯỢC THANH NIÊN TRẺ LẤY LÀM GƯƠNG 

1/ Để đất nước không có chiến tranh thì những chú bộ đội, các vị anh hùng đã phải đổ máu để đất nước hòa bình. Trong số những người hùng dũng cảm ấy thì có một nữ anh hùng đặc biệt. Không ai khác chính là chị Võ Thị Sáu – người con gái miền đất đỏ.

Khi chị 14 tuổi, chị đã tham gia cách mạng. Ngày 14/7/1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công tổ chức của địch. Trận đánh ấy thành công, chị Võ Thị Sáu được tuyên dương trước đội. Tháng 2/1950, không may, chị sa vào bẫy của giặc. Tháng 4 năm 1950, tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa chị ra xét xử với tội danh giết chết sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp. Ngay tại phiên tòa đại hình, chị Võ Thị Sáu đã thể hiện sự lòng yêu nước, sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ của mình tại phiên tòa. Chị tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa ngắt lời của chị, họ tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bay vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô lớn của chị: “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”

Vào thời điểm ra quyết định xử án, chị Sáu chưa tròn 18 tuổi. Các luật sư cũng cố gắng giúp chị thoát khỏi bản án tử hình nhưng không thể. Bản án được quyết định gây ra sự bức xúc của mọi người. Cũng vì thế mà bản án không thể thi hành. Họ tiếp tục giam cầm chị và đến khi chị tròn 18 tuổi, chúng đã xử bắn chị.

Chị đã mãi mãi ra đi nhưng tấm gương sáng của chị vẫn mãi mãi được lịch sử ghi lại, mọi người nhớ đến. Tấm gương của chị sẽ được lấy làm gương cho những người chiến sĩ, thanh niên yêu nước để họ sẽ góp phần xây dựng một đất nước hòa bình và phát triển mạnh mẽ.

2/ Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có rất nhiều nhân tài trẻ tuổi. Không thể không kể đến những cái tên như: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền ( Kim Đồng ), ……. Trong số những cái tên ấy không thể thiếu thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.

Vào năm 1951, khi lên 4 tuổi, thầy Ký bị một sốt nặng và dẫn đến bị bại liệt cả hai tay. Năm lên 7 tuổi, thầy Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn là vậy nhưng thầy Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng đôi bàn chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Nhờ những cố gắng trong học tập ấy mà ông đã có nhiều thành tích xuất xắc như: đạt nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu, đỗ đại học, ….

Sau này, ông đã trở thành một nhà giáo ưu tú, người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết. Ngoài ra, ông còn sáng tác rất nhiều văn thơ hay như: Em thương, hồi ký "Những năm tháng không quên" (sau đổi là "Tôi đi học", viết năm 1970, được tái bản nhiều lần).

Tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng cho các thanh niên trẻ yêu nước noi theo. Tấm gương ông sẽ mãi được lưu truyền để các bạn thanh niên trẻ biết lấy làm gương học hỏi, để giúp đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.