Từ câu truyện trên em đã rút ra được bài học " nên chịu trách nhiệm việc mình làm ". Những người chỉ biết nước mắt cá sấu để đổ lỗi cho người khác là không tốt . Biết chịu trách nhiệm dù cho nó có là đồ vật đi chăng nữa . Biết chịu trách nhiệm vế mọi suy nghĩ , hành động của mình và nó cũng là ý thức trách nhiệm về bản thân mình . Không nên đổ lỗi cho người khác phải biết chịu trách nhiệm với việc đó . Trong truyện trên người bố chắc hẳn là một người có trách nhiệm phải không ? Người cha không mắng đúa con của mình ăn vạ mà lại dạy theo một cách để con không khóc và cũng phải hiểu rằng khi mình đã làm sai, không đúng thì phải chịu trách nhiệm . Trong cuộc sống , ai cũng cần phải có trách nhiệm với hành động của mình đã làm.

Cũng như ông Joan Didion đã từng nói rằng : " Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.” Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng. Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp, dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 

   Cũng như câu chuyện trên, một trẻ khi bị đau , sẽ nằm xuống ăn vạ và đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh nó, mặc dù lỗi chính là nằm ở đứa bé ấy. Thế nhưng thay vì chạy lại xoa xít như các bậc phu huynh khác:”Ối, con trai ngoan của cha, con có sao không? Thôi để cha đánh cái bàn cho nghen. Hư nè, hư nè. Dám làm con đau nè.”, THì ông chạy lại xuýt xoa cái bàn : "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?".  Ông cha ta từ xa xưa đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái, trong đó có câu: “ dạy con từ thuở còn thơ”  Đó là một cách dạy con vô cùng thông minh và cho đứa bé ấy đã học được tính trách nhiệm.

 

undefinedvuivuivui