Thiếu nhi hay trẻ em được coi là những mầm non tương lai của đất nước, là chiếc chìa khóa quan trọng để hướng tới những sự phát triển mới, là thành phần không thể thiếu trong xã hội. Vậy mà bấy giờ vào năm 1942, bọn phát xít Đức đã không ngại tàn sát cả trăm em thiếu nhi nhằm thỏa mãn sự thống trị của chúng, từ thảm họa  ấy Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Ở Việt Nam, với tình yêu thương thiếu nhi sâu đậm của Bác Hồ sau khi giành độc lập ngày lễ lớn này cũng trở nên phổ biến.

  Đối với riêng bản thân em, ngày 1.6 là một ngày lễ rất vui và cũng là dịp thỏa sức vui chơi, ăn kẹo bánh và đôi phần hãnh diện vì có hẳn 1 ngày lễ dành riêng cho thiếu nhiJ. Nhưng không phải chỉ đơn giản là có một ngày lễ ngồi chơi không em cũng đã từng có cho mình 1 kỷ niệm vô cùng đáng nhớ vào ngày lễ này.

  Lúc ấy, dù đã là học sinh lớp 9 vậy mà em vẫn đinh ninh ngày 1.6 là dành cho mình, nhưng người tính không bằng trời tính trước ngày Tết Thiếu Nhi 2 ngày năm ấy em được xếp vào đội những bạn đi tặng quà cho những em nhỏ khó khăn trong địa bàn xã. Khỏi phải nói, lúc ấy em đã từ chối, cầu xin cô giáo nhưng vẫn bị xếp vào đội, vậy là em đành về nhà mà mặt cứ tiu nghỉu vì hết được làm thiếu nhi.

  Nhưng ngày sau đó em lại cảm thấy vô cùng hồi hộp và mong chờ vì nghĩ rằng mình đang làm một việc vô cùng có ích với xã hội, đầu óc em cứ suy nghĩ về việc ấy đến việc mơ mà cũng mơ thấy đi phát quà. Cuối cùng cũng đến ngày Tết Thiếu Nhi, mới sáng mai em đã dậy từ rất sớm để chuẩn bị đi với đoàn. Đầu tiên, em đạp chiếc xe hằng ngày vẫn đi, con đường vẫn thế chỉ có tâm trạng của người lái xe hôm nay hơi khác nên con đường cũng như theo tâm trạng của người mà cảnh hữu tình theo. Đến nơi, tất cả các bạn đều đã đến nên em nhanh chóng cất xe và khóa lại rồi cùng với các bạn lên xe đi.

   Ngồi trên chiếc xe buýt bon bon chạy trên đường chúng em hát những bài ca về thiếu nhi, hăng say đến nỗi khi đến nơi mà còn tưởng rằng chưa đến. Khi ghé vào ngôi nhà đầu tiên chúng em được tận mắt nhìn thấy một cái nghèo mà thường chỉ thấy qua TV,nhà cửa lụp xụp, quần áo lem hem, mọi thứ đều trong thảm hại đến vô cùng. Gia đình này có đến 2 đứa con nhỏ (tên là Vy- người chị lớn 6 tuổi và Trung- cậu em mới chỉ 4 tuổi) và 1 bà cụ già yếu, bố mẹ của các em lần lượt đã ra đi vì tai nạn nghề nghiệp 1 năm trước. Trong cái nghèo mà còn toàn những sự việc xui xẻo xảy ra.  Vy đã đến tuổi đi học nhưng vì điều kiện gia đình không có đành phải ở nhà tự kiếm sống, Trung còn nhỏ, mặt mũi rất khôi ngô và ngoan ngoãn. Nguồn thu nhập chính của gia đình 3 người là tiền lương trợ cấp hằng tháng của bà nội 2 em, một tháng nào là tiền thức ăn, tiền nước, tiền điện,… vậy mà số tiền còn chưa đến 1 triệu đồng. Trong số chúng em ai cũng cay mắt, nghẹn ngào trước sự trớ trêu của cuộc sống dành cho họ. Sau một hồi trò chuyện và quyết đinh, chúng em chọn tặng cho Vy 2 chiếc váy, Trung 2 bộ đồ và 10kg gạo cho gia đình. Những món quà tuy là nhỏ thôi, nhưng chúng em đã hy vọng rằng cuộc sống của gia đình sẽ đỡ đi đôi phần, 2 em bé đâu hề có tội, tại sao sinh ra lại phải chịu những bất hạnh đắng cay như vậy? và rồi tương lai của 2 em liệu sẽ đi về đâu? Trên đường di chuyển từ này sang nhà kia đầu óc em cứ suy nghĩ mông lung, nhớ lại đã từng hỗn hào, đòi hỏi cha mẹ và ước rằng có thể chạy thật nhanh về nhà để ôm lấy mẹ, lấy ba mà nói “Con xin lỗi”.

  Gia đình đầu tiên đã éo le, vậy mà khi chúng em đến gia đình thứ 2 còn khốn khổ nhiều hơn nữa. Bước vào ngôi nhà cũ, chúng em nhìn thấy 1 em bé khoảng chừng 5 tuổi đang nằm liệt trên giường xung quanh là nền đất. Một hồi sau, có 1 người phụ nữ gương mặt hiền hậu nhưng trông đã rất mệt mỏi, tiều tụy  với cuộc sống trong cảnh khốn khổ này rồi, cất lên giọng nói ngọt ngào:”Cô chào các cháu, các cháu đến có chuyện gì thế?” chúng tôi đồng thanh trả lời:”Chúng cháu chào cô ạ. Dạ chúng cháu đền từ trường X trong huyện đến để tặng quà cho các bạn thiếu nhi trong vùng lân cận đây ạ!”. Có nhiều bạn trong đoàn chúng tôi không vào nhà luôn mà ngồi ngoài xe chờ phát quà xong để về, còn em với tính cách hiếu kì, hòa đồng đã vào và nói chuyện rất nhiều với cô từ đó em biết rằng em bé 5 tuổi nằm trên giường tên là Ngọc, ba em đã đi phụ hồ trên Hà Nội nhưng cũng thường xuyên bị bệnh nên thu nhập hằng tháng cũng không nhiều. Còn Ngọc từ lúc inh ra đã bị bại liệt không thể tự hoạt động bình thường được,5 năm qua em chỉ biết nằm một chỗ chứ không hề hay biết được cảm giác của bước đi ra sao, căn bệnh quái ác này cũng không thể chữa được chỉ có điểu hằng tháng nếu không uống thuốc sẽ bị ngày càng nặng hơn và có thể dẫn đến tử vong. Xót xa thêm 1 lần vào tim, chúng em đã vô cùng cảm động trước những điều mà cô đã kể. Sau một hồi quyết định tặng quà chúng em đã góp riêng giữa các bạn học sinh với nhau số tiền 1 triệu đồng cùng với 10kg gạo và 1 bộ đồ cho Ngọc…

   Và trong cuộc sống này không thiếu những gia đình cũng khó khăn như vậy nhưng  em chỉ kể một phần trong số nhiều có cuộc sống khốn khổ như vậy thôi. Ngày 1.6 năm ấy đã mấy năm rồi nhưng dường như đối với em và những bạn trong chuyến đi ấy chỉ như vừa mới xảy ra đây thôi. Cuộc sống ai sinh ra cũng mong muốn mình được sung sướng, nhưng con người chúng ta đã đôi khi vô tình quên mất “bông hoa hạnh phúc” ở kế bên để đòi những thứ xa xỉ hơn, hãy thử nhìn xuống đi! Dưới kia đang có rất nhiều người khổ sở hơn ta mà họ đâu kêu than, oán trách, chẳng lẽ họ không cảm thấy khổ ư? Câu trả lời là có nhưng chỉ vì họ biết chấp nhận với cuộc sống thực tại, không oán trách mà chỉ cố gắng để có được cuộc sống tốt nhất có thể trong tương lai mà thôi!. Tuy kỉ niệm hôm ấy không vui vẻ là bao như những ngày lễ đi chơi, ăn lien hoan khác nhưng đối với em đó sẽ là kỉ niệm đáng nhớ nhất, là bài học đầu đời cho bản thân mai sau.