Chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng từng mắc lỗi,đó có thể là lỗi lớn gây ảnh hưởng đến người khác hay những lỗi nhỏ ảnh hưởng đến bản thân ta.Và khi có những lỗi lầm,có lẽ,thứ ta cần nhất chính là sự tha thứ và rèn nắn một cách yêu thương,cho ta cơ hội để sửa chữa vấn đề.Giống như chú Tiểu trong câu chuyện vậy,hành động vượt tường trốn ra ngoài chơi cũng giống như rất nhiều đứa trẻ khác,ham chơi,tò mò với những thứ ngoài kia,mắc phải lầm lỗi trái với quy định.Thế nhưng cách cư xử của vị thiền sư lại chưa chắc là cư xử của nhiều người khi thấy người khác mắc lỗi sai.Ông đã đưa bờ vai của mình để chú tiểu dẫm lên.Khi chú Tiểu đang đứng bần thần trong sợ hãi,vị thiền sư cũng chỉ nhắc nhở cậu bé trời lạnh về ngủ sớm thể hiện sự yêu thương,lo lắng.Hoàn toàn không nói gì đến chú Tiểu đã phạm lỗi thế nhưng lại làm chú Tiểu khắc ghi cả đời.Qua câu chuyện,ta thấy được lòng khoan dung của vị thiền sư đối với chú tiểu mắc lỗi nhưng càng cho ta thấy khoan dung,vị tha ,động viên có sức mạnh giáo dục hơn tất cả những lời mắng nhiếc ,chê bai,đập đánh.Để lại cho ta bài học quý giá và nhân văn về sự độ lượng,khoan dung.Nó có thể cảm hóa con người,đặc biệt là những đứa trẻ.Nếu đặt đúng chỗ và đúng người nó sẽ có tác động tích cực hơn ngàn lần roi vọt,mắng nhiếc,trừng phạt.Khoan dung chính là một trong những thứ mà mỗi chúng ta đều cần phải học để làm một con người tốt.Cuộc đời mỗi người chính là một hành trình đi đến đích riêng của chính họ,bạn không thể bắt người khác đi theo con đường của riêng mình được,mỗi người đều trong hành trình đó đều sẽ từng vấp ngã,từng trật chân cũng từng đi nhầm đường.Những lúc đó,nếu yêu thương họ và để họ có thể vượt qua thì hãy giống như vị thiện sư trong câu chuyện ,hãy để bản thân là điểm tựa chứ đừng lôi họ xuống mà trừng phạt để họ đi theo đường mà bản thân muốn.Tha thứ cho người khác chẳng những giúp cho người đó trở nên tốt đẹp hơn mà cũng giúp chúng ta sống vui vẻ hơn.Mang lại tiêu cực cho người khác cũng làm cho chúng ta mệt mỏi giống như đem lại cho chúng ta vậy.Hơn nữa,rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng : Trong giáo dục,yều thương và khoan dung luôn đem lại hiệu quả hơn hẳn và lâu dài,tốt cho sự phát triển cả thể xác và tâm lý của đứa trẻ hoen bất kì hình phạt nào.Vậy nên trong cuộc sống,mỗi chúng ta đều nên mót rộng lòng mình,tha thứ cho người khác ,bắt đầu đặt vị trí của bản thân vào người khác để cảm nhận,cư xử và vị tha.Đó chính là thái độ sống với tâm thái tốt nhất và cũng là thanh thản nhất.Đôi khi chỉ một lần khoan dung cũng khiến cho mọi hận thù được giải thoát,khiến cho mọi người được sống vui vẻ hơn.Giống như trong bộ phim The Good,the bad and the ugly (tựa Việt : Thiện,ác và tà) .Tên sát nhân khiến bao nhiêu người run sợ liệu ban đầu hắn có ác độc,vô nhân tính như thế không? Không,lúc ban đầu hắn là một kẻ lương thiện ,ban đầu hắn còn sẵn sàng chia bánh cho kẻ khác dù chỉ là tên ăn mày.Nhưng sau này vì đói khát,hắn ta trộm của người khác,bị phỉ nhổ,đánh đập mà trở nên vặn vẹo,vô nhân tính đến đáng sợ.Lúc xem xong phim,em cũng có suy nghĩ, nếu chú quán đó có lòng khoan dung và tha thứ cho tên trộm kia,không phỉ nhổ,treo hắn giữa trước cổng thị chính với dòng chữ "Tên trộm cắp" thì liệu sẽ không có một tên sát nhân giết người không chớp mắt trong tương lai? Hay nhân vật "Chí Phèo" của Nam Cao,chẳng có ai vị tha,cũng chẳng ai dạy cho hắn bằng càng khoan dung cả,khiến cho hắn không thể "lương thiện" vì số mệnh trở trêu như thế.Phải chăng nếu khi đó có người cho hắn chút vị tha và yêu thương thì hắn không phải bước tới đường cùng không? Câu của người xưa vó nói :"thương cho roi cho vọt,ghét cho ngọt cho bùi" nhưng câu đó không phải là thương thì phải đánh,đập mới nên người mà là thương thì phải uốn nắn,răn dạy đứa trẻ nên người,thành một người tốt cho xã hội. Thế nhưng khoan dung,vị tha lag một chuyện,còn khoan dung,vị tha đối với ai lại lag một câu chuyện khác.Chúng ta cần phải khoan dung nhưng không được quên.Không thể lấy bao dung để làm cái mác che chắn cho những việc làm sai trái với đạo đức.Ví dụ như trong đợt dịch vừa rồi,những người lấy cái mác vị tha,yêu thương đồng loại để chứa chấp người nước ngoài trốn vào Việt Nam.Hay là năm 2016 bà mẹ giả làm nhân chứng cho đứa con trai giết người của mình chỉ vì lý do :"Muốn đứa nhỏ làm lại cuộc đời,vào tù là hết",cuộc đời không chỉ của riêng ai ,không phải ai trong trường hợp nào cũng được khoan dung.Khi đã làm sai và làm hại đến người khác thì phải chịu trách nhiệm với những gì mà mình làm ,hành động của bản thân.Pháp luật luôn khoan hồng với những trường hợp đầu thú và thành khẩn nhận lỗi nhưng không có nghĩa là sẽ được tha thứ dù đã hành động nhue thế nào.Ngoài ra,trong xã hội còn có nhiều người thiếu lòng khoan dung thường xuyên soi xét những lỗi nhỏ nhất của người khác,đố kị với những thứ mà người khác vó được nhưng lại lười nhác khi nghe đến vất vả,sống ghen ghét ,nói xấu,buông những lời độc hại.Chúng ta đều biết đó là lối sống vô cùng tiêu cực và mệt mỏi.Điển hình là những anh hùng bàn phím chưa biết đầu đuôi sự việc đã sĩ vả,mắng mỏ người khác hiện nay.Nếu cả một ngày bạn chỉ bận quan sát ghen tị,ích kỉ và nói xấu người khác thì bạn sẽ không thể sống cuộc đời mà mình muốn được,mà chỉ mãi sống như thế thôi.Đừng vì người khác sống tốt hơn bạn mà đố kị hãy xem người khác đã bỏ ra những gì,đừng vì người khác không giống bạn mà buông lời mạt sát ,nhuộm tóc chưa chắc đã là con mọt của xã hội,săm hình chưa chắc đã là giang hồ nhưng chỉ nghĩ đến lợi ích nhất lời của bản thân nhất định là người ích kỉ.Sống khoan dung với người khác vũng chính là khoan dung với chính mình