Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định:" khoan dung là món trang sức của đức hạnh ". Quả đúng như vậy , khoan dung vẽ lên trong tâm hồn con người thứ ánh sáng , sắc màu của vẻ đẹp nhân văn và khoan dung vượt qua khuôn mẫu đa sắc của cuộc đời ướm lên trái tim  bạn. Điều đó được truyền tải vô cùng khéo léo , sâu sắc qua mẩu truyện ngắn thấm đượm nhân văn , thấm đượm cái đức , cái tình của một kiếp phàm trần. Câu chuyện xoay quanh vị thiền sư già trong một lần đi dạo trong thiền viện, ông bắt gặp một chú tiểu lén ra ngoài qua chiếc ghế. Vị thiền sư điềm tĩnh đợi ở đó, đem bờ vai mình làm điểm tựa cho chú tiểu bước xuống trái với suy nghĩ chịu phạt của chú tiểu đang lo sợ vị thiền sư chỉ nói một câu mà suốt đời chú tiểu không bao giờ quên:" đêm khuya sương lạnh ,con mau về thay áo đi". Câu nói chứa đựng bao lời yêu thương, sự quan tâm và cả lòng khoan dung của vị thiền sư độ lượng , nó như thức tỉnh, đánh vào trái tim chú tiểu để rồi trở thành bài học khắc cốt ghi tâm. Khi bạn chậm rãi nhìn nhận , không quá nặng nề trước những lỗi sai của một đứa trẻ ,khi bạn sẵn sàng mở lòng thứ tha bởi có đó làm bạn đau lòng, làm bạn phải rơi nước mắt nhưng sau cùng là lời xin lỗi chân thành và đó bạn thấy đấy đó chính là lòng khoan dung , vị tha hay chính xác hơn khoan dung là khi ta biết độ lượng , bỏ qua trước những lỗi lầm của người khác, không so đo , tính toán. Bởi vậy , lòng khoan dung chính là bài học vô giá đánh sâu vào tâm hồn người làm sai , mắc lỗi và trong thời điểm thích hợp, nó có sức mạnh gấp hàng nghìn lần đòn roi , tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người. Vậy tại sao mỗi chúng ta lại phải có lòng khoan dung?  Có lẽ đơn giản là vì khoan dung không chỉ là tha thứ ,đem đến cho người mắc lỗi những thức tỉnh , nhận ra những sai lầm mình mắc phải mà nó còn khiến tâm hồn ta thêm thanh thản , bớt lo toan năng nề  bởi tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân mình, có trao đi cơ hội mới nhận lại cơ hội từ người khác. Đúng như Pierre Benoit từng khẳng định:" khoan dung là đức tính đem lợi về cho ta". Sự thứ tha, độ lượng của bản thân chính là thước đo về nhân cách của con người, nó khiến ta thấy cuộc sống thêm tươi đẹp hơn, sắc màu của nhân gian cũng không còn là sự tăm tối. Tha thứ là ta cho người khác cơ hội để bước lại từ đầu, là bài học sâu sắc mà thức tỉnh khiến họ tránh mắc phải lầm lỗi . Trong cuộc sống của mỗi người ở đây lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi bởi:" nhân thập bất toàn" con người đâu phải ai cũng hoàn hảo , mỗi người sinh ra đều mang muôn vẻ của riêng mình, không tâm hồn ai là bao chứa đất trời ,toàn diện, con người ai cũng mắc phải lỗi lầm, ai cũng chông chênh trước từng chặng đường đi của đường đời gian khó . Hiểu được điều đó ta nên biết rằng:" tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung" trong gia đình và đặc biệt trong đời sống vợ chồng cần có sự nhường nhịn , thông cảm với nhau bởi ai cũng có quan điểm của riêng mình, ai cũng có cái sai mà đôi lúc không nhận ra . Bởi vậy đừng vì cái gai nhỏ nhoi trước mắt mà quên đi chặng đường dài mà cả hai cùng cất bước đi qua. Hãy khoan dung, sẻ chia ,quan tâm lẫn nhau thì khi ấy bạn đã thực sự nhận lại được hạnh phúc. Bên cạnh những con người luôn biết khoan dung, quan tâm tới người khác thì ta nên phê phán những con người nhỏ nhen , ích kỉ, luôn chi li ,soi xét từng lỗi lầm, những điều nhỏ nhặt mà không biết thứ tha, độ lượng với người khác bởi không khoan dung với kẻ khác chính là tàn nhẫn với chính mình . Có trao đi sự thứ tha ,khoan dung thì mới nhận lại ánh mắt cảm thông từ người khác. Những kẻ ích kỷ, nhỏ nhen chỉ tự nhốt mình trong ngục tù của sự dối trá, những kẻ đó sẽ không bao giờ và mãi mãi mất đi hạnh phúc từ sự sẻ chia, bao dung. khoan dung là ánh sáng đầy ấm áp nhưng cũng chứa đựng bao bài học triết lý sâu sắc vừa xoa dịu những cảm giác tội lỗi, sợ hãi của những người mắc sai lầm vừa in dấu trong họ một lời khuyên nhẹ nhàng mà nhân văn khiến họ không bao giờ quên. Tuy nhiên tha thứ khoan dung không có nghĩa là bao che, luôn bỏ qua trước những lỗi lầm của người khác mặc dù chúng luôn lặp đi lặp lại hoặc không thể nào tha thứ nổi. Sự độ lượng của con người có giới hạn. Bởi lẽ đó chúng ta cũng nên hiểu rõ những tác dụng phụ và những mặt trái khi sử dụng lòng khoan dung không đúng cách. Qua câu chuyện trên ,ta thấy được cách cư xử khéo léo mà thấm nhuần đạo lí của vị thiền sư đồng thời là bài học đắt giá cho chủ tiểu lén chốn ra ngoài chơi. Hãy sống như loài hoa bồ công anh mang lòng khoan dung của mình trải ra khắp đất trời ,để gió cuốn đi ,để đất lưu hương lại , để mai sau và mai sau này đức tính ấy lớn lên trong con cháu bạn , lớn lên trong những người bạn yêu thương và cả trong những người bạn không hề quen biết.