Qua câu chuyện thiền sư và chú tiểu" trên em nghĩ rằng" Trong cuộc sống này chẳng có ai là một người hoàn hảo, ai cũng đã từng mắc phải lỗi lầm. Vì thế lòng bao dung, tha thứ luôn cần thiết. Bao dung với người khác cũng giống như bao duing với bản thân mình. Điều đó làm bản thân sống tích cực, nhẹ nhàng hơn. Nó cảm hóa, thay đổi suy nghĩ của người được tha thứ. Mở rộng lòng rộng lượng, khoan dung mang đén cho ta một cuộc sống ý nghĩa.

         Tại sao đức tính khoan dung lại thật sự cần thiết đến như vậy? Vì nó giúp ta cư sử đúng mực trong cuộc sống, là biểu hiên của những đức tính tốt đẹp, lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Đâu ai là hoàn hảo, Đâu ai trong cuộc đời mà chưa từng mắc phải những sai lầm ? Chỉ là ta có nhận ra mà sửa chữa được hay không mà thôi. Chúng ta cần sự tha thứ, độ lương cho những lỗi lầm ấy. Để người ấy nhận ra và biết hối hận, ăn năn và sửa chữa, từ đó không mắc những lỗi lầm đã từng mắc phải. Lòng khoan dung kéo con người xích lại gần nhau hơn, làm khoảng cách giữa người với người trở nên nhỏ hơn. Giúp con người sống hòa thuận, yên bình hơn. Người có đức tính rộng lượng cũng được mọi người yêu quý, tôn trọng.

          Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Câu chuyện có hai chình ảnh nổi bật. Hình ảnh đầu tiên: Người thây lấy vai để chú tiểu bước xuống. Hình ảnh thứ hai: Không trách phạt mà nhẹ nhàng, nói những lời quan tâm, lo lắng chi chú tiểu. Qua đó ta thấy được tình yêu thương và lòng vị tha, khoang dung của vị thiền sư- người thấy của chú tiểu. Tâm lí của chúng ta là khi thấy ai mắc lỗi đều nóng nảy, trách mắng nặng lời và gay gắt. Nhưng người thầy này thì khác khi biêt cậu mắc lỗi thì không nói cho người khác, không hề nổi giận. Chú tiểu sợ sệt, tưởng chừng như phải nghe những lời trách mắng nhưng những gì nhận lại là những cử chỉ, lời nói quan tâm, lo lắng của thầy: "Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi". Khiến cho chú tiểu không còn sợ hãi nữa. Nó cũng thay đổi nhận thức trong chú tiểu. Khiến cho suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Có thể thấy sự khoang dung, rộng lượng ấy còn có tác dụng hơn hàng ngàn những lời mắng mỏ, roi vọt. Lời nói nhẹ nhàng, hỏi thăm ân cần nhìn qua thì chẳng thấy gì nhưng nó thật sự có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chú tiểu. Thay vì những lời mắng chưởi, roi vọt gây ám ảnh nặng nề thì nhũng lời nói nhẹ nhàng, sâu lắng ấy lại mang một ý nghĩa sâu sắc, cao cả mà cảm hóa, khiến cho người khác nhận ra lỗi lầm, nhận ra cái sai của bản thân , không bao giờ quên được bài học ngày hôm đó. Đây là một đức tính tốt đẹp, phẩm chất đáng quý mà mối con người đều nên có. Đặc biết trong quá trình giáo dục con người sự vị tha khoan dung mang đến hiệu quả hơn hẳn những lời nói nặng nề, những trận roi vọt. Bỏi mỗi chúng ta ai cũng từng mắc phải những sai lầm. Ta cần sự tha thứ, độ lượng, khoan dung hơn là những hình phạt nặng nề, đáng sợ. Sự khoang dung có tác động to lớn đến mỗi con người.

           Bên cạnh những điều tốt về khoan dung thì ta nên phê phán những tính ích kỉ, nóng nảy, cố chấp, thù dai. Lối sống đó chỉ mang lại cho ta những điều tiêu cực mà thôi. Những xích mích nhỏ cũng không thể giải quyết. Con người không tôn trọng, yêu thương lẫn nhau. Điều đó kéo con người cách xa nhau hơn. Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho bản thân mình. 

          Thế mới biết đức tính khoang dung cần thiết như thế nào. Tuy nhiên ta cũng cần phải biết bao dung, rộng lượng đúng lúc, đúng chỗ, tùy theo mức độ mà tha thứ. Để kwos con người lại gần nhau hơn. Câu chuyện trên quả thật là một câu chuyện có ý nghĩa to lớn. Ta cần phải biết rèn luyện tính cách khoang nhượng, vị tha. bao dung. Biết kiềm chế những cơn tức giận, nóng nảy. nhưng suy nghí tiêu cực. Đó chính là phương châm để giáo dục con người, cũng như thay đổi bản thân, mang đến cho bản thân cảm giác vui vẻ, thanh thản. Sự khoang dung khiến chúng ta sống đẹp, được nhiều người yêu quý, mang đến cho ta những điều tích cực trong cuộc sống.