Cuộc sống là vậy có biết bao nhiêu là khó khăn là thử thách, chính vì vậy để có thể vượt qua được những khó khăn và thử thách đó thì chúng ta cũng phải cần có sự chủ động trong cuộc sống để có thể hoàn thành tốt được mọi mục tiêu đề ra. Nhận xét và đánh giá về vai trò của sự chủ động thì Thomas Fuller đã nhận xét rằng “Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho thời tiết xấu".
Căn cứ vào tình huống tự nhiên hết sức thông thường, trước sự quan sát của nhà văn đúng đắn, thì “Trời đẹp” là lúc không mưa, không nắng gắt quá, mang cho ta sự bình yên, thoáng đãng và trong lành nhất, thoải mái đến tột độ chính là cũng còn là một cách nói ẩn dụ chỉ hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc nào đó. Cũng có thể hiểu đó là những kết quả tốt đẹp mà hiện tại con người đã đạt được. Ta biết rằng còn bên cạnh đó là những lúc như “thời tiết xấu” chính là lúc bão giông kéo về, làm đen kịt bầu trời, hay dù chỉ là một cơn mưa cản trở việc ta làm, cản trở ta đi lại, cách tác giả nói cũng chứa đầy sự ẩn dụ chỉ hoàn cảnh, điều kiện bất lợi có thể xảy ra. Cũng có thể hiểu đó là những kết quả không tốt, hoặc những việc xảy ra không như mong muốn.
Con người sống là vì nỗ lực theo đuổi những mục đích ta muốn, những khát vọng ta ấp ủ, vậy nên đã có lần ta thành công, ta cảm thấy vui sướng với những kết quả hiện tại, nhưng ta cũng không nhỏ các trường hợp vì chủ quan đứng trên đỉnh của những niềm vui nhỏ mà quên đi rằng cuộc sống chẳng khi nào là bằng phẳng những điều khó khăn, những tình huống xấu có thể xảy ra ập đến ta bất cứ lúc nào không ngờ nhất. Con người sẽ như thế nào đây nếu cứ bị động, chẳng có một chút gì là kế hoạch phòng bị cho những thử thách, cứ sống được chăng hay chớ cho hết ngày tháng thì cái gì họ đạt được, cũng sẽ nhanh chóng bị mất đi theo gió, cũng chẳng thể bền lâu.
Ở người thành công, luôn có một bí mất để họ có khả năng dẫn đầu trên mọi mặt trận dù có đạt được những việc tốt thì cũng vẫn khiêm tốn, luôn chủ động rèn luyện, trau dồi để duy trì thành tích. Còn với người bình thường, ta rèn luyện được cho mình đức tính chủ động trong vô vàn những đức tính tốt dần dần thì ta cũng có thể làm nên chuyện có ích, ít nhất là không để mình bị thất bại, hối tiếc từ những điều nhỏ nhặt chỉ vì chủ quan. Ví dụ việc khá gần, dễ hiểu như khi ta làm bài tập dù tự cho rằng nó dễ, ta tin mình hoàn toàn giành trọn vẹn điểm thế nhưng đôi điều ta nhận được lại làm ta hụt hẫng vì chủ quan lỗi nhỏ cũng dẫn đến sai toàn bộ đáp án.
Chủ động sẽ giúp con người làm chủ hoàn cảnh, một người có khả năng nhìn xa trông rộng, ứng biến rõ thời cơ, biết vạch ra kế hoạch, nhanh chóng quan sát khả năng được và mất nếu như ta hành động thì có lẽ sớm muộn gì người đó cũng nuôi cái tính cách để trở thành một người lãnh đạo giỏi, ai ai cũng đều tin tưởng, luôn thích làm theo những lời mách nước, các biện pháp thông minh, hợp lý. Như trong các cuộc chiến tranh của dân tộc nếu như không có những người chỉ huy giỏi như một Hồ Chủ Tịch, một Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…vô số người tướng tài ba trong lịch sử dân tộc có tâm có tài, họ lăn xả vào cuộc chinh chiến cùng anh em, họ trực tiếp tham gia vào trận chiến dù không cần quá lăn xả, nhưng họ đã có thể hình dung, suy tính được rõ ràng đường đi nước bước, các kế hoạch trù bị khẩn cấp khi cần, kể cả thắng nhưng không bao giờ cho phép mình bị động, luôn đề cao cảnh giác thì sao có thể chiến thắng được lẫy lừng như vậy.
Một lợi ích nữa của việc ta chủ động có thể nắm bắt những cơ hội tốt nhất để có thể thành công trong tương lai. Bằng cách chủ động mọi lúc, năng tìm phương pháp khắc phục những lầm lẫn trong quá khứ, nếu như ta thụ động chờ đợi, con người sẽ đánh mất thời điểm vàng để khẳng đinh chính mình.