Chuyện kể một vị thiền sư thấy con bọ cạp bị ngộp nước liền vớt lên. Hai lần đầu, ông bị bọ cạp cắn. Mỗi lần như thế vì đau ông lại phải thả bọ cạp ra. Chú tiểu nói: " Lạy Phật, sao sư phụ " cứng đầu" thế! Sư phụ không biết là hễ cố vớt nó lên nó lại cắn sư phụ à?" Nhà sư trả lời: " Tánh của bọ cạp là cắn, nhưng nó chẳng thay đổi được tánh giúp đời của ta."
Bọ cạp, rất ít người thích nó vì cái tánh " cắn" của nó. Trong câu chuyện, vị thiền sư thấy con bọ cạp bị ngộp nước liền cố vớt lên. Bọ cạp cắn rất đau, vị thiền sư biết tánh của bọ cạp nhưng vẫn vớt nó lên bằng được. Trong tình huống đó, ta thường phân vân giữa hai lựa chọn: nên cứu nó hay không? Nếu không phải là con vật nào mà người ta thường lánh xa thì câu trả lời sẽ là có. Nhưng đối tượng gặp nạn ở đây lại là một con bọ cạp! Không thì để cho nó chết đuối rồi mình đứng đấy mà xem thì thật không hay! Trong đời sống, cũng có những tình huống tương tự, người ta hỏi: " Liệu mình có thể can thiệp hay không?" Điều này xảy ra phần cũng là do quyết định của chúng ta. Ví dụ, bố mẹ hỏi có tập bơi không, bảo không rồi khi gặp người bị đuối nước lại hỏi: " Liệu mình có thể can thiệp không?" Nhưng vị thiền sư lại không phân vân gì. Từ đó, chúng ta có được bài học rằng: cho dù mình có thể hay không, khi gặp người cần giúp đỡ, hãy giúp họ bằng hết khả năng của mình.

Thế nào là cho dù mình có thể hay không, khi gặp người cần giúp đỡ, hãy giúp họ bằng hết khả năng của mình?  Là cho dù mọi người phớt lờ một người gặp nạn, mình hãy giúp đỡ họ bằng khả năng của mình. Ông bà ta vẫn có câu " Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân." Có chuyện kể, một cậu bé thấy một ông lão già nua bên đường đã hết lòng giúp đỡ ông cho dù ông là một phù thuỷ. Sau đó, ông trao cho cậu một cuộn giấy thần kì. Bằng cuộn giấy đó, cậu đã giúp đỡ nhiều người sau này. Ông thị trưởng tham lam đã bắt cậu bé vẽ cho ông ta một cái cây trên cuộn giấy. Vốn thông minh, cậu vờ đồng ý và gọi lão phù thuỷ đến giải cứu. Vì vậy, khi gặp người cần giúp đỡ, hãy giúp họ bằng hết khả năng của mình, mặc cho người khác can ngăn, để được đền đáp xứng đáng.