Ông sư và con bọ cạp là câu chuyện ấn tượng đối với em, nó gợi mở suy nghĩ của em về cuộc sống. Trong xã hội, mỗi người đều tìm cho mình ý nghĩa khác nhau để chọn một cách sống, một lẽ sống.
Có rất nhiều người khi chọn cách sống, cách xử sự thì luôn giúp ích người khác, không làm tổn hại đến người khác. Có nhiều người trong hành động của mình vô tình đã làm hại cho người khác, cho xã hội. Ông sư luôn muốn cứu giúp người đúng như Phật dạy:” Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp” và tâm ông luôn hướng thiện. Con bò cạp thì chỉ thích cắn người khác và không quan tâm đến người khác như thế nào, không biết được người đã cứu mình và vẫn cắn họ. Người tốt luôn làm việc tốt. Họ luôn giữ niềm tin mình là người tốt, việc gì là tốt mình phải làm. Họ có niềm tin mãnh liệt mình là người tốt, mình phải làm việc tốt, họ không dám làm việc gì xấu, dù là giết hại một con kiến, hay ngó lơ khi kẻ khác gặp nạn. Họ sẽ áy náy vì mình đã quay đi. Trong khi đó, người làm việc xấu thì trong lòng họ đã quyết định đó là những việc bình thường. Mỗi người có một con đường riêng. Người tốt có niềm tin rất lớn đến nỗi không bao giờ họ từ bỏ niềm tin đó, đi theo niềm tin, hành động bất chấp sợ hãi, khó khăn xảy ra. Dù ai có nói gì họ vẫn làm theo đúng lương tâm họ. Chó cứ sủa đoàn người cứ đi. Câu nói này cũng thể hiện mỗi người có một công việc riêng của họ. Đó chính là lẽ sống cả đời họ, họ luôn bảo vệ niềm tin sắt đá đó. Mẹ em đã nói cho em nghe rằng:” Mỗi người đều sẽ chọn ba điều : người để mình yêu thương, việc để mình làm và lẽ để sống. Ai cũng có quyền lựa chọn lẽ sống của mình.Con bọ cạp vẫn cắn người đã cứu mình vì bản năng của nó là cắn. Mỗi người đi theo trái tim mách bảo, kiên quyết với lựa chọn của mình. Điều này đối nghịch với nguyên tắc” Ăn miếng trả miếng”. Nếu bọ cạp cắn ông sư, ông sư đập con bọ cạp. Họ ăn miếng trả miếng. Sau đó, con bọ cạp lại cắn, ông sư lại đập con bọ cạp. Cứ tiếp tục như vậy, mọi thứ thành một vòng lẩn quẩn. Lẽ sống mỗi người thể hiện hai mặt của cuộc sống. Mặt tốt và mặt xấu đều có trong cuộc đời. Người xấu làm việc xấu và không có cớ gì mình phải làm như họ. Và dù có người có mặt xấu đội khi mình phải chấp nhận mặt xấu của người khác. Những người xấu cần có thời gian, môi trường hay biến cố gì đó để họ thay đổi. Và dù ai có xấu tới cỡ nào cũng không thay đổi được tính tốt của người tốt hay giúp đời.
Em biết ơn câu chuyện “Bọ cạp và nhà sư”. Em cũng sẽ có một lòng tin làm việc tốt của bản thân mình. Nếu có bực mình hay buồn bã, em sẽ nhớ đến câu chuyện này để tiếp tục làm người tốt.