Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.
Có một người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: "Sau khi cha qua đời, hai con cần phải chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Bài làm
“Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì cả. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim của mỗi chúng ta. Trong bất kì chuyện gì, đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là sự công bằng tuyệt đối”.
Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.
Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng một đúng đắn hơn.
Không nên chạy đua theo lợi nhuận và nhu cầu của xã hội, để mà quên đi những cái quan trọng đó là tình cảm, sự chân thành da diết, sự yêu thương đối với mọi người xung quanh, luôn luôn biết yêu thương và thể hiện nỗi niềm da diết nhất trong cuộc sống của mỗi người. Sự đồng cảm còn giúp cho chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, đó là những hoàn cảnh sống đang cần sự giúp đỡ, đó là những mảnh đời bất hạnh, cô đơn không chút neo đậu, mỗi chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ để rèn luyện bản thân một cách tự giác nhất.
Có một câu chuyện khiến ta phải suy gẫm: "Có một người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: "Sau khi cha qua đời, hai con cần phải chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. "
Ý nghĩa của câu chuyện đó chính là trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì cả. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim của mỗi chúng ta. TRong bất kì chuyện gì, đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là sự công bằng tuyệt đối.Giống như câu chuyện trên,2 anh em cứ cố tranh giành nhau về sự công bằng ấy mà quên đi cả tình cảm anh em, qua đó cũng cho thấy được sự tham lam của người anh. Nếu cả hai anh em ều biết nhường nhịn nhau thì sẽ không dẫn đến cuộc tranh cãi như thế. Chính sự nhường nhịn sẽ là một phần dẫn tới sự công bằng.Trên cuộc sống này rất cần sự công bằng, nhường nhịn bởi nó không chỉ giúp bản thân được vui vẻ mà cũng giúp mình thể hiện tình cảm với người khác.
Và ta chắc hẳn đều đã được đọc câu chuyện “Bó đũa” rồi nhỉ? Thông qua câu chuyện ấy, người xưa muốn khuyên ta rằng đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những thông điệp thú vị qua câu chuyện bó đũa. Qua câu chuyện bó đũa người đọc học được một bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với con người. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt, gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau.
Có một danh nhân đã nói rằng:"Cuộc sống này vốn dĩ không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó.” Đã bao giờ bạn thắc mắc, trong khi quạ phải khoác lên mình bộ lông đen kịt, xấu xí thì công lại tỏa sáng với bộ cánh sặc sỡ, tại sao lại có người giàu kẻ nghèo và điều gì đã tạo nên vách ngăn giữa người thành công với kẻ thất bại? Mọi sự chênh lệch giữa vạn vật đều bắt nguồn ở chỗ "cuộc sống vốn dĩ không công bằng". Chúng ta đang sống trong một Thế giới muôn màu muôn vẻ, mọi tính chất, hành động của sự vật đều không giống nhau. Có thể nói, "không công bằng" là một quy luật của cuộc đời, không thể có sự chia đều vật chất, hình dạng, lợi ích.. giữa vạn vật. Nhận định đã nhấn mạnh tính chất không công bằng của cuộc sống mà mỗi người có thể rút ra trong hành trình chinh phục đỉnh cao của chính mình. Chim có khả năng hót, khỉ lại giỏi leo trèo, đó là khả năng mà con người không thể có được. Tuy nhiên, con người lại có tư duy để cải thiện cuộc sống. Có những người sinh ra đã được sống trong nhung lụa nhưng cũng có những cá nhân phải chịu nhiều bất hạnh từ cuộc đời. Cái "vốn dĩ không công bằng" ấy có thể bắt nguồn từ yếu tố khách quan, hoặc là do tác động chủ quan của con người. Nhưng, đừng vội oán trách số phận, thay vào đó "hãy tập làm quen với nó" (Bill Gates). Nick Vujicic mắc chứng bệnh bẩm sinh thiếu tứ chi nhưng anh lại coi đó là sứ mệnh của mình và tự tay giành lại công bằng từ Thượng Đế. Nguyễn Du- đại thi hào của dân tộc Việt Nam xưa kia phải trải qua mười năm gió bụi, cuối cùng nhờ vào chuyến đi ấy mà đã sáng tác ra thiên tuyệt bút "Truyện Kiều". Cuộc sống không công bằng. Đúng thế! Nhưng, ta phải học cách đối diện với chính nó, can đảm giành lại phần "công bằng" vốn có từ tay Thượng Đế, kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ. Cái "công bằng" xuất hiện từ cái "không công bằng". Đừng cả ngày chỉ biết ngồi đó mà than rằng cuộc sống bất công, thay vào đó hãy cố gắng hơn nữa. Cuộc sống cần có sự "không công bằng" để ổn định và thúc đẩy con người. Xã hội này vốn dĩ không công bằng, cũng khó có thể bình đẳng tuyệt đối. Mỗi người cần có những hỗ trợ khác nhau và quan trọng hơn và tự bản thân nỗ lực, phấn đấu nếu muốn giành được vị trí nào đó trong cuộc sống này. Trong nhiều trường hợp, đối xử với một người một cách bình đẳng còn bị coi là không công bằng. Điều này cũng từng được Karl Marx ủng hộ bằng luận điểm ngụ ý rằng “mỗi người có một nhu cầu khác nhau, tùy thuộc vào khả năng khác nhau để phát triển”. Mỗi người có một năng lực, ý chí khác nhau. Phần thưởng sẽ dành cho những người dành công sức để cố gắng, nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, bạn càng phải cố gắng, nỗ lực hơn họ gấp nhiều lần. Đừng lãng phí thời gian than vãn đời bất công, trong lúc bạn than vãn có rất nhiều người đang cật lực làm việc để bỏ xa bạn. Lúc quay đầu nhìn lại, bạn chỉ có thể thấy chính mình và những lời than vãn kéo dài mà thôi.
Hơn hết, Sự công bằng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển con người. Ta hãy lấy một ví dụ vô cùng thực tế là trong một nhà máy sản xuất, bình đẳng nghĩa là tất cả mọi công nhân được trả như nhau bất kể sản lượng chênh lệch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ có việc cho nhân công thôi việc bởi chất lượng công việc không đáp ứng. Nếu hệ thống này được áp dụng, tất cả sẽ mất hứng thú với công việc vì không nhận được sự đánh giá xác đáng, kéo theo đó là sự ì trệ của công ty. Hệ thống này trái ngược hoàn toàn với một hệ thống đánh giá công bằng, nơi mỗi người được rả lương theo năng lực thực tế. Mark Sheshkin, một nhà khoa học nhận thức tại Đại học Yale chỉ ra rằng mặc dù khẩu hiệu cho bình đẳng thống trị các phương tiện truyền thông xã hội và khắp các đất nước thì hầu hết mọi người vẫn đánh giá cao một chút bất bình đẳng, “chúng ta khao khát sự bất bình đẳng công bằng, chứ không phải là bình đẳng bất công”.
Chỉ khi người ta nhận được kết quả xứng đáng, “công bằng” với những gì đã bỏ ra, họ mới có động lực để tiếp tục tiến lên phía trước.
Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Như trong ca dao, dân ca Việt Nam đã phản ánh một cách chân thực được những hiện tượng đó, con người cần phải biết sống đúng đắn, luôn biết yêu thương và thể hiện sự da diết trong cảm xúc và nỗi lòng của mỗi con người trong cuộc sống của mình, tình yêu thương đó đang ngày càng được thể hiện mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống của dân tộc: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay là “lá lành đùm lá rách” đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà cuộc sống này dành tặng cho cuộc đời của mỗi chúng ta, luôn luôn biết sống và cải thiện bản thân mỗi ngày.
Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc.
Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình. Và hãy nhớ rằng :” trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì cả. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim của mỗi chúng ta. TRong bất kì chuyện gì, đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là sự công bằng tuyệt đối.”
Bình luận (0)