Trong cuộc sống, con người cần nhiều hơn một bài học để trưởng thành. Một trong số những bài học đó chính là ta phải học được cho mình một đức tính khoan dung. Câu truyện trên chính là một thông điệp về đức tính khoan dung. Vậy khoan dung là gì, ta hãy cùng tìm hiểu.            Câu truyện trên kể về một vị thiền sư gia đang đi dạo trong thiền viện thì phát hiện ra một chú tiểu đã lẻn ra ngoài chơi. Sau đó vị thiền sư lặng lẻ đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống vào đúng chỗ của chiếc ghế. Chú tiểu trở về, kinh ngạc và hoảng sợ khi đó là thầy mình và thứ vừa đặt chân xuống là vai của thầy. Cứ nghĩ là vị thiền sư kia sẽ trách cứ và phạt thật nặng chú tiểu, nhưng không ngờ ông chỉ ôn tồn nói :'' Đêm khuya sương lạnh con mau về thay áo đi ", và đó chính là bài học mà chú tiểu không bao giờ quên được.                                                    Trong câu chuyện trên chú tiểu chính là người mắc lỗi vì đã làm trái quy định là đã trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lỗi lầm của con ngườI trong cuộc sống. Đứng trước lỗi lầm đó vị thiền sư đã có một cách xử sự mà trong đó có hai chi tiết đáng chú ý. Đầu tiên là ông đã đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu đang mắc lỗi lầm bước xuống. Tiếp theo là không những không trách mắng mà ông còn thể hiện sự quan tâm của mình qua câu nói :'' Đên khuya sương lạnh con mau về thay áo đi" . Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Lời nói và hành động của vị thiền sư dù rất nhẹ nhàng nhưng lại có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt làm chú tiểu không bao giờ quên được.                                                                                                                                                          Câu chuyện này đã cho ta một bài học quý giá về lòng khoan dung, độ lượng. Sự khoan dung nếu chúng ta đặt chúng vào đúng chỗ thì sức mạnh của chúng sẽ hơn ngàn lần sự trừng phạt vì khoan dung tác động rất lớn vào nhận thức của con người còn roi vọt chỉ để lại những ám ảnh đáng sợ khiến người ta sợ hãi mà không dám lặp lại hành động đó.                                                                                                                 Ở cuộc sống của chúng ta, khoan dung là tha thứ , rộng lượng với người khác, nhất là những người gây đau khổ cho mình. Đây là một thái độ sống tốt đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người. Khi ta khoan dung, tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà chính bản thân ta sẽ thanh thản hơn. Đặc biệt là trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại sự hiệu quả hơn so với việc áp dụng những hình phạt. Khoan dung giúp giải thoát chúng ta khỏi những hận thù, tranh chấp, làm cân bằng cuộc sống của chúng ta , giúp chúng ta hòa hợp với mọi người xung quanh. Chúng ta nên hiểu rằng đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tị, ích kỉ, định kiến và chúng ta cần biết khoan dung không bao giờ đồng nghĩa với việc bao che cho những việc làm sai trái.                                                                 Như vậy, qua câu chuyện chúng ta cần phải học sống khoan dung, nhân ái. Vì trong cuộc sống không ai mà không mắc sai phạm nên hãy đối sử khoan dung với mọi người,khoan dung với người cũng chính là khoan dung với chính chúng ta.