Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân.
Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, là tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
Năm nào cũng vậy, chỉ chờ được nghỉ là tôi đã giục mẹ cho về quê ngay với ông bà. Quê tôi không xa lắm, chỉ cách Hà Nội hơn trăm cây số. Ngồi trên xe ngắm cảnh trời đất dọc đường đi tôi đã cảm nhận được hết vẻ đẹp của mùa xuân. Nàng xuân trong bộ cánh xinh đẹp mà cũng thật kiều diễm, thổi làn gió trong lành, tươi mát đánh thức đất trời sau giấc ngủ dài. Trên khắp các cành cây, đã thấy những chiếc lá xanh mới nhú, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để đưa tay hứng lấy những tia nắng ấm áp đầu tiên. Bầu trời đã không còn xám xịt nữa mà cao xanh vời vợi. Mưa bụi nhè nhẹ bay, mưa giăng mắc trên từng lá cây, ngọn cỏ. Mưa làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới. Những cành đào, cành mai được tắm mưa xuân càng thêm rực rỡ.
Không khí Tết đã tràn ngập trên từng thửa ruộng, từng con đường làng và tràn cả vào từng mái ngói đỏ ở quê tôi. Sáng 30, tôi được bà cho đi chợ Tết. Chợ quê nhỏ mà đầy đủ mặt hàng, nào mứt, nào hoa, nào bánh chưng xanh, nào gà, nào rau. Hai bà cháu chợt dừng chân ở một gánh bán rau mùi của một bà cụ. Tôi hít một hơi thật sâu. Chao ôi! Vẫn cái mùi hương quen thuộc ấy, mùi hương mà chỉ càn ngửi thấy thôi tôi đã liên tưởng tới không khí ngày Tết. Hương thơm không nồng đặc mà nó nhẹ và mát như đánh thức mọi giác quan. Như thành tục lệ, chiều cuối năm bà tôi nấu một nồi nước thật lớn, bỏ mấy gói mùi già đã rửa sạch vào để dùng làm nước tắm. Bà bảo đó là phong tục “tắm Tất niên” rũ bỏ mọi nỗi buồn và những vận xui năm cũ, chào đón một năm mới may mắn và hạnh phúc hơn. Nước ấm và thơm làm tôi thấy lòng mình vui đến lạ.
Sáng mùng một, khi cả nhà thức giấc đã thấy thơm ngát mùi nước lá mùi. Bà bảo tôi rửa mặt để lấy may, đón những điều tốt đẹp. Tôi cầm tay bà nhúng xuống chậu nước rồi áp vào má mình, sau đó tôi lại đưa tay mình xuống chờ cho ấm rồi vuốt lên má, lên tóc bà. Hai bà cháu nhìn nhau cười rạng rỡ. Với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất là khi ông bà và cả gia đình tôi luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc. Ước gì bà sống mãi như thế để năm nào tôi cũng được tắm nước lá mùi bà đun!
Tết trong tôi là thế, đơn sơ nhưng ấm áp và tràn đầy tình thương. Lòng tôi lâng lâng nhìn cây đào ra hoa trước nhà, hân hoan đón xuân về mang theo những tia nắng ấm áp, xoá tan đi cái giá lạnh của mùa đông rét mướt.
Chúc các bạn có một năm mới an khang thịnh vượng .
Bình luận (0)