Ý kiến rằng truyện cổ tích tô vẽ quá nhiều yếu tố kì ảo, khiến trẻ em sống trong ảo tưởng và xa rời thực tế đấy là một quan điểm đang suy ngẫm, Tuy nhiên, em có những suy nghĩ khác về vấn đề này.

     Truyện cổ tích không chỉ mang tính chất giải trí mà còn có mục đích giáo dục trẻ. Những câu truyện kì diệu và nhân vật trong truyện cổ tích giúp em phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo cao. Chúng chính là nguồn cảm hứng để trẻ em mơ ước và khám phá được thế giới xung quanh mình. Truyện cổ tích không phải là nguồn gây ảo tưởng duy nhất cho trẻ em. Công nghệ hiện nay đã cải tiến rất nhiều cũng như những trò chơi điện tử cũng xuất hiện càng ngày càng nhiều và những phim không phù hợp với trẻ, cũng có thể tạo ra những thế giới ảo. Vì vậy, việc chỉ trích truyện cổ tích gây ảo tưởng là hạn chế và không công bằng. Chúng ta phải chỉ cho trẻ em để có khả năng phân biệt đâu là thực tế và hư cấu. Giúp họ hiểu rằng những câu truyện trong cổ tích chỉ là hư cấu và không phản ánh đúng cuộc sống. Truyện giúp trẻ nhận biết được giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng. Và cũng mang lại thông điệp giáo dục về những giá trị nhân văn, đạo đưc và lòng tốt. Những câu truyện về lòng chung thủy, tình yêu thương và sự công bằng giúp trẻ em hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống thực.

    Tóm lại, truyện cổ tích không chỉ mang tính giải trí còn đóng vai trò giáo dục, quan trọng nhất vẫn là sự phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ em. Việc cho rằng truyện tô vẽ quá nhiều yếu tố kì ảo gây ảo tưởng cho trẻ em là quan điểm hạn chế và không công bằng.