Ôi ! Mới đọc những câu thơ này thôi em đã cảm nhận được một sự tinh tế nào đó đang ẩn mình trong những vần thơ của Trương Nam Hương. Đoạn thơ nói về một thời thời ấu của nhân vật chữ tình với quê hương xứ sở và đặc biệt là với người bà. Điều này chững tỏ nhân vật chữ tình đã trải qua thời ấu thơ với người bà một nắng hai sương. Vì vậy mà khi nhớ lại ánh nắng chói chang, rực rỡ ngoài kia nhân vật chữ tình đã nghĩ ngay đến cái dáng mảnh khảnh và cái màu xanh mơn của lá trầu. Hình ảnh đó có lẽ nay đã trở thành một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và gắn với biết bao kỉ niệm của nhân vật chữ tình với quê hương và đặc biệt là với bà
" Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau "
Ngoài hình ảnh ánh nắng trong ngày thơ bé thì có lẽ nhân vật chữ tình đã nghĩ tới thói quen ăn trầu của bà. Đây là thói quen từ hàng ngàn năm về trước của những người phụ nữ Việt Nam. Một số người phụ nữ khi gặp nhau họ còn ăn miếng trầu rồi mới trò chuyện, tâm sự. Đây như là một cách để họ thể hiện được vẻ đẹp bình dị mộc mạc của người dân miên quê Việt Nam
" Hoàng hôn đọng trên môi bà quạch thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai "
Những hình ảnh mà nhân vật chữ tình đã nhớ lại cho ta thấy sự gian nao, vất vả, chân lấm tay bùn của người bà. Đó là một cuộc sống gian nao vất vả của người bà nhưng chính sự tần tảo sớm hôm đó của người bà đã mang lại cho nhân vật chữ tình một thời ấu thơ bình yên. Và nhờ có quãng thời gian bình yên sống trên quê hương với bà mà nhân vật chữ tình đã có thể mơ mộng, ảo tưởng về một cuộc sống mai sau để có thể cho thiên thần bé nhỏ của mình có thể tự do mơ mộng ảo tưởng về tương lai phía trước, có lẽ người bà đã phải có gắng rất nhiều. Ta có thể nói tóm lại rằng : " Người bà muốn dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất, và là người đã mang lại cho cháu một thời nắng xanh vô cùng tươi đẹp. Gắn liền với tuổi thơ của nhân vật chữ tình còn có quê hương - nơi chôn rau cắt rốn. Đó có lẽ là một vùng quê nghèo khó nhưng thanh bình và yên tĩnh. Vùng quê đó tất nhiên vẫn sẽ có những chú cào cào, những cô chấu chấu với bộ đồ xanh mơn đang nhảy múa, ca hát bên những ngọn cỏ ngon lành vẫn còn đang đọng sương đêm. Và đặc biệt là ta còn nhìn thấy một số loại rau dân dã như : rau má, rau san,... Chúng đang bò lan ra khắp khu đất nhỏ phía sau vườn cây. Với màu xanh lục của rau má, chúng đang vươn mình ra trước ánh nắng rực rỡ của nàng tiên mùa Hạ như đang khoe sắc cho các loại rau khác. Ngược lại, cách rau sam lại khẽ đung đưa theo chiều gió như đang ngân nga khúc nhạc đồng quê với mọi người. Đó lẽ nhưng điều mà nhân vật chữ tình muốn gửi gắm tình cảm tới quê hương. Đó là một sự hòa quyền tuyệt vời mà có lẽ nếu không có người bà và quê hương thì có lẽ nhân vật chữ tình sẽ không thể nào hình dung ra tuổi thơ của mình sẽ như thế nào.
" Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Rủ rau má rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình "
Gắn liền với nhân vật chữ tình thì còn có một số trò chơi như bắt cào cào, châu chấu,...Ngoài ra thì tuổi thơ của nhân vật chữ tình còn gắn liên với những món ăn đơn sơ, mộc mạc nhưng đã vô tình trở thành cao lương mĩ vị khi nhân vật chữ tình hồi tượng lại.
Qua những câu thơ nói về một thời thơ ấu của nhân vật chữ tình, ta nhận ra được vẻ đẹp của người bà. Đó là một con người luôn cố gắng gìn giữ truyền thống của miền quê, một người luôn tần tảo, bao bọc cho đứa cháu của mình. Vì vậy mà tuổi thơ của nhân vật chữ tình thật hồn nhiên và trong trẻo làm sao. Ta cũng đã nhận ra được vẻ đẹp của nhân vật chữ tình. Sự nhạy cảm giàu tinh tế và cũng là một con người vô cùng giàu tình yêu thương.
Những vần thơ đậm chất chữ tình của thi sĩ Trương Nam Hương như đã ban tặng cho ta một tấm vé trở về thời thơ ấu. Qua những vần thơ đậm chất chữ tình của Trương Nam Hương, ông đã khơi dậy trong tâm hồn em một tình yêu tha thiết với quê hương, với người thân. Ông còn khuyên ta phải biết trân trọng quá khứ và đặc biệt là trân trọng những kỉ niệm của một thời ấu thơ. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, e thầm hứa sẽ làm thật tốt những điều mà nhà thơ Trương Nam Hương đã khuyên
Bình luận (0)