.1 Tên cho bức hình: Bạo lực trẻ nhỏ

2.Trẻ em - thế hệ mầm non của đất nước luôn cần đến sự nâng niu, chăm sóc của những người xung quanh. Nhưng trong xã hội ngày hôm nay, chúng ta có thể bắt gặp không ít những trường hợp bạo hành trẻ em, chúng ta phải thay đổi về điều đó.

Trước hết, cần hiểu được rằng bạo hành là khi con người có những lời nói hoặc hành động có tính chất lăng mạ, xúc phạm hay tấn công, đánh đập một cách dã man, bất chấp vi phạm đạo đức, pháp luật. Những lời nói và hành vi đó có thể gây ra sự tổn thương sâu sắc về tinh thân cũng như thể xác của người bị bạo hành. Xã hội càng hiện đại, nhưng trình độ dân trí vẫn chưa được nâng cao khiến cho càng nhiều nạn bạo hành xảy ra, trong đó bạo hành trẻ em là phổ biến nhất.Điều đó khiến những trẻ em bị bạo hành quá nhiều có những suy nghĩ xấu và không tốt.Không những thế nó còn gây ra những nỗi ám ảnh cho em nhỏ, bị mất đi tình cảm,niềm tin về cuộc, nó làm cho trẻ nhỏ có cái nhìn về một cuộc sóng đầy tàn nhẫn , độc ác và cả bạo hành.

Ông bà ta thường có câu: “Yêu cho roi, cho vọt; Ghét cho ngọt cho bùi”. Có lẽ suy nghĩ ấy đã ăn sâu vào tiềm thức,suy nghĩ của con người, khiến cho việc đánh đập con cái đã trở thành một thói quen với danh nghĩa tình thương. Nhiều bậc phụ huynh chỉ đơn giản nghĩ rằng đứa con do mình sinh ra, mình có quyền dạy dỗ - dù là cách dạy bảo  theo tiêu cực nhất. Họ dùng đòn roi, cái đau để trừng phạt, dạy dỗ một đứa trẻ. Hay có nhiều người còn nhẫn tâm bỏ rơi con mình, làm cho chúng bị ám ảnh , bị nhấn chìm vào những khoảng màu u ám , bị mất đi nềm tin về cha mẹ và cuộc sống.Thậm chí có cả những em nhỏ dẫ tìm đến cái chết , chấm dứt cuộc đời cả mình, làm cho thế giới mất đi một mầm non tương lai tươi sáng. Những ngày qua, dư luận đã dậy sóng trước liên tiếp những vụ việc em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Sự việc em bé bị bỏ rơi ở hố ga, ở trong khe tường… thực sự cho thấy sự vô tâm độc ác của những con người bậc làm cha mẹ. Khi mà thứ tình cảm thiêng liêng nhất - tình mẫu tử không thể vượt qua được sự ích kỷ của bản thân. Hậu quả để lại có thể là sự nguy hiểm đến tính mạng của những đứa trẻ. Ngoài ra, bạo hành không chỉ về thể xác mà còn bạo hành về tinh thần. Việc mắng nhiếc, dọa dẫm đã khiến cho các em cảm thấy sợ hãi, đôi khi còn tạo ra những ám ảnh trong tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cũng như dễ dẫn đến gặp phải chướng ngại tâm lý, trầm cảm... Việc bạo hành như vậy tuy không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng để lại hậu khôn lường. Bởi những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian. Nhưng những vết thương về tinh thần thì sẽ còn ám ảnh con người rất lâu, có thể là cả suốt một đời người . Những vết nứt tinh thần đó như những con hà biển bám chắc vào trí nhớ , trái tim và tinh thần của trẻ nhỏ khó mà tháo gỡ.

Bạo hành là một hành vi vô cùng xấu xa, cần lên án ,cần sự can thiệp của pháp luật. Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người. Mỗi cá nhân hãy nhận thức được tác hại của hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó có ý thức bảo vệ và yêu thương các em. Từ gia đình, nhà trường và xã hội đều cần phải chung tay bảo vệ trẻ em.

Trẻ em là đối tượng cần được nâng niu và bảo vệ. Đừng vì sự nóng giận hoặc sai lầm của bản thân mà giết chết tuổi thơ của các em bằng những hành động bạo hành.