Bài làm:
Qua câu chuyện của vị thiền sư và chú tiểu trên , cho em thấy được một bài học đó là : sự khoan dung , độ lượng. Đó là một trong những đức tính cần thiết , là phẩm chất vô cùng cao quý , tốt đẹp của con người .
Đã có rất nhều người đã từng nói rằng , Đức Phật chính là hiện thân của lòng bác ái ,Người đã xem nó như một thứ tài sản vô giá không gì có thể đánh đổi được :"Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung". Vậy lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ? Chắc hẳn đó sẽ là tình yêu thương con người giữa con người với nhau ; là sống vì người khác , không ích kỷ , không vì riêng mình , không mưu lợi cá nhân mà làm vấn bẩn lên phẩm chất cao thượng của họ . Lòng khoan dung cũng là sự hi sinh một điều gì cho ai đó mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng . Nó chính là biểu hiện cao đẹp nhất của phẩm chất nhân hậu con người , nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn , biết yêu thương đồng loại .
Trong con người, ta luôn có phần con và phần người , phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác . Chính lòng khoan dung đã góp phần tẩy rửa đi phần con và tô đậm thêm phần người . Mặt khác , lòng khoan dung còn là một yếu tố quan trọng làm nên sự thân thiện , hòa đồng ,...cho gia đình và xã hội. Trong quan hệ với mọi người , người có lòng khoan dung luôn sống hòa nhã , vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm , chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác . Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác . Còn trong công việc, người có đức tính đó là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác , vì xã hội . Nếu có vì mình cũng luôn cố gắng với lợi ích chung của mọi người .
Nhưng còn nhiều người vẫn thường đặt ra câu hỏi:Vì sao lại cần có lòng vị tha, sự khoan dung trong cuộc sống ? Để giải đáp được câu hỏi này chúng ta cần hiểu được rằng có lòng khoan dung , vị tha thì mới có đức hi sinh , tinh thần xả thân vì người khác , mới chiến thắng được lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân . Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách . Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra , nhưng hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương . Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm thấy sự yên bình, thanh thản cho tâm hồn . Nó giúp cho chúng ta được sống bình an và nhẹ nhàng, sống bằng sự khoan dung sẽ giúp cho môi trường thân thiện, cuộc sống chung có nhiều sự bất ngờ và niềm vui . Những người có đức tính đó sẽ được mọi người yêu mến, nể trọng . Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống . Lòng khoan dung có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện . Nó cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn . Lòng vị tha, sự khoan dung chính là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật để đóng góp cho con người . Ví dụ như nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ được về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời ; hay Nam Cao đã luôn coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người . Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người tình yêu thương, sự khoan dung chính là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng . Yêu thương sẽ dành cho những người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung , tốt lành của xã hội.
Bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung, ta cũng nên phê phán những lối sống ích kỷ, những việc làm từ thiện nhưng không xuất phát từ tấm lòng mà làm chỉ để nổi tiếng, đánh bóng tên tuổi cho chính mình - những người đó là những người chỉ biết sống cho bản thân mình, luôn lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỷ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể của cộng đồng. Và ta cũng hiểu rằng, sống khoan dung không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm. Từ đó chứng tỏ một điều rằng, người sống có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha phải là người có bản lĩnh, luôn có chủ kiến cá nhân và không bao giờ lệ thuộc vào người khác .
Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn . Đúng như một triết gia nào đã nói :" Sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn ". Vì thế , ta luôn phải lấy sự khoan dung, nhường nhịn làm phương châm xử thế : " Một sự nhịn , chín sự lành ". Thấm thía về lời dạy của Phật , bản thân của mỗi người chúng ta không ngừng rèn luyện đức tính về lòng khoan dung bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho mình . Và cũng nên học cách điều tiết sự nóng nảy ; cách biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình ; học cách yêu thương sẻ chia, đồng cảm,...
Tuy thế, lòng khoan dung không có nghĩa là sẽ tha thứ cho mọi lỗi lầm . Cũng có những việc làm không thể tha thứ được và cũng có những người ta không thể tha thứ, bỏ qua lỗi lầm cho họ được . Những người sống có lòng khoan dung là phải biết đấu tranh để chống lại cái xấu, kẻ xấu và bảo vệ công lý để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an, tốt đẹp cho cuộc sống .
Bình luận (0)