1.Tiêu đề cho bức thư trên là "Phép chia yêu thương".
Khi đọc bức thư trên trong đầu tôi vụt qua một suy nghĩ về câu nói "Trong Toán học, mọi phép chia đều có kết quả nhỏ hơn số ban đầu. Nhưng trong cuộc sống khi chúng ta chia sẻ có thể nhận lại được những điều lớn hơn". Bức thư đã cho thấy tình yêu thương sự tương trợ lẫn nhau vào những lúc khó khăn từ một cậu bé đến một người có hoàn cảnh khó khăn khác. Đó là cảm hứng cho tôi đặt tiêu đề cho bức thư này.
Câu 2 :
Trong thần Thoại Hy Lạp thần Angten chỉ khi đặt chân lên đất mẹ Gaia mới có sức mạnh phi thường. Con người cũng thế chị khi nào gắn với nguồn cội của mình mới có thể phát triển sâu đến tận cùng. Nguồn cội ấy chính là gia đình. Đó cũng là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta trưởng thành. Trong sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản cho rằng: "Tình yêu nếu không được dạy trong gia đình thì việc học nó ở bên ngoài là điều rất khó khăn". Từ câu nói trên chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển về mặt tình cảm của con cái.
Gia đình chỉ một cộng đồng sống với nhau và gắn kết bằng mối quan hệ máu mủ. Nhưng vẫn lên trên cả mối quan hệ huyết thống họ còn có một sợi dây liên kết đặc biệt đó chính là tình yêu. Không ai có thể cắt nghĩa được tình yêu nhưng nó lại là thứ lớn lên bên từ trong được bồi đắp bằng trải nghiệm hàng ngày. Được chăm sóc mà này trở thành một " cái cây tâm hồn khỏe mạnh" soi bóng che chở cho những mảnh đời bất hạnh. Trong sổ tay giáo dục của người Nhật Bản từng nhấn mạnh rằng " tình yêu nếu không được dạy trong gia đình thì việc học ở bên ngoài là điều rất khó khăn" đã soi sáng cho những bậc cha mẹ vai trò của mình trong quá trình hình thành phát triển tình cảm cho con cái.
Trẻ con như một tờ giấy trắng bất cứ thứ gì trong cuộc sống có thể dễ dàng với bọn nó. Chỉ có một trái tim yêu thương một tâm hồn trong sáng mới có thể đưa đứa trẻ vượt qua khỏi những cám dỗ ấy. Nhưng không phải tự nhiên đứa trẻ nào sinh ra cũng đã có khả năng nhận thức về đúng sai, yêu những cái đáng yêu, ghét những cái đáng ghét. Quá trình đấy phải được vun đắp lâu dài và luôn phải bắt đầu từ hạt nhân nhỏ nhất của xã hội đó chính là gia đình.
Gia đình là những người thân nhất, đồng hành cùng với mỗi đứa trẻ khi chỉ là một cánh chim chưa đủ dày dặn để bay đến khi có thể sải cánh trên những bầu trời rộng lớn. Nơi đó có tổ ấm có bố mẹ là những người đứa trẻ dành nhiều thời gian ở bên cạnh. Vì vậy nên việc thực hiện, xây dựng tình yêu cho đứa trẻ luôn phải bắt đầu từ gia đình. Quả là không sai khi nói rằng, con cái chính là hình ảnh phản chiếu của bố mẹ. Nếu được dạy dỗ cách làm người từ thuở còn thơ, khi lớn lên sẽ được phát triển toàn diện càng về phẩm chất chất và tư chất. Nó làm tôi nhớ đến một câu chuyện trong " Hạt giống tâm hồn" mà mình từng đọc đó là câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ. Mẹ của cô bé Susie là một người mẹ tuyệt vời viết cách đánh thức tình yêu thương ẩn sâu trong con người của cô bé. Người mẹ ấy nói rằng người hàng xóm vừa mất con gái của mình nên " trái tim cần chăm sóc một thời gian". Người mẹ hướng con gái của mình đến với suy nghĩ dùng cách nào để có thể hàn gắn một trái tim tan vỡ. Chỉ là một câu hỏi nhưng nó lại đưa Susie bé nhỏ đến ngưỡng cửa của tình yêu thương. Cô bé đã đến và tặng cho người hàng xóm vừa mất con gái một chiếc băng gạc. Có thể nó không phải là thứ gì quá cao sang, đắt đỏ nhưng lại là "thần dược" làm mờ đi những vết gạch xước trong tâm hồn của một trái tim đang chìm trong đau khổ. Ngược lại nếu một đứa trẻ không được dạy dỗ cách yêu thương, tình yêu của đứa trẻ đó xác phát triển ngược lại thành một " mầm mống tai họa" ăn mòn những giá trị tốt đẹp ở bên trong con người. Lớn lên dần trở thành những con người vô cảm xúc, họ không rung động trước sự đau khổ của người khác trở nên lạnh nhạt và thờ ơ. Trái tim của họ đã đóng băng mãi mãi không một ngọn lửa nào ở ngoài kia có thể làm tan chảy sự lạnh lẽo ấy. Có lẽ vì thế và tác giả mới nói rằng việc học tình yêu của bên ngoài gia đình là rất khó khăn.
Nhưng tôi không phủ nhận rằng xã hội không dạy cho chúng ta cách yêu một ai đó. Peskop từ nhỏ đã là một cậu bé mồ côi từ nhỏ đã trải qua nhiều khó khăn và không được dạy dỗ về tình yêu từ trong gia đình của mình. Nhưng sau này chúng ta vẫn biết đến ông như là "cánh chim báo bão của cách mạng Nga" với những tác phẩm ắp đầy giá trị nhân đạo sâu sắc đến nhân loại. Ông từng nói " dòng sông Volga và Thảo Nguyên là trường đại học của tôi". Nơi đó dạy ông cách yêu nhìn nhận, những giá trị tốt đẹp của con người. Tình yêu ấy được hình thành qua những trải nghiệm cuộc sống chứ không từ tác động của gia đình. Tương tự như vậy với sự phát triển của một đứa trẻ. Khi chúng được dạy dỗ về tình yêu ngay từ thuở ấu thơ là từ chính những người thân trong gia đình của mình mình nó sẽ có một nền móng vững chắc để phát triển. Nhưng gia đình không phải là tất cả để tạo nên phẩm chất của một con người. Quá trình trải nghiệm cuộc sống và tôi luyện mỗi ngày mới chính là chìa khóa để dạy con người thế nào là "tình yêu".
Trong cõi nhân gian, khi con người đã dần chìm đắm trong giấc mộng phù hoa mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống, ấy là lúc "Tình Yêu" lên tiếng nếu giữ con người trở lại cái với bản tính lương thiện yêu thương sẵn có. Và tình yêu ấy nhất định phải được nuôi dưỡng từ mái ấm gia đình. Như cây non phải bám chặt vào lòng đất mới có sức để vượt qua cơn bão các cuộc đời thì gia đình giống như mảnh đất cung cấp chất dinh dưỡng cho những " cây non" có nền phát triển. Tôi thấy dường như mình đã hiểu ra được ý nghĩa thực sự của câu nói trong sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản. Gia đình vừa là nền tảng vừa là đôi cánh để nâng tình yêu thương đến với một đứa trẻ. Nó đặt ra một thách thức và cơ hội cho bậc cha mẹ hiện tại và mai sau sau có thể tìm ra cách được tình yêu vào từng ngóc ngách trong trái tim của một đứa trẻ hay không?
Bình luận (0)