Trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những niềm vui, sự hạnh phúc là đầy rãy những đau khổ, tổn thương. Chúng ta không thể tránh được chúng nhưng chúng ta có thể vượt qua chúng bằng tất cả bản lĩnh, bằng sự mãnh mẽ, kiên cường. Những tổn thương có thể làm cho chúng ta gục ngã, đó là những lúc con người trở nên yếu đuối, bé nhỏ nhất trong cuộc sống. Khi ấy ta rất cần những vòng tay đồng cảm, những sự sẻ chia chân thành hay chỉ cần một người ở bên, lắng nghe những tâm sự.
William Arthur Ward cũng đã từng nói rằng :”Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. “ Đúng vậy, tình yêu thương, quan tâm giữa con người đối với con người là vô cùng thiêng liêng, quan trọng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia, đồng cảm khi đứng trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay, trong xu thế xã hội xô bồ, xã hội này càng phát triển khiến con người ta phải dần đối mặt với những sự khó khăn, gian khổ từ xã hội, họ luôn phải chạy theo đồng tiền, để lo miếng cơm, manh cơm cho gia đình, vợ con, bản thân, nhưng có một thứ họ không hề đánh mất được đó chính là lối sống và chuẩn mực của mình khi ở ngoài xã hội, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất và đó là một trong những đức tính quý trọng, thiêng liêng nhất của con người Việt Nam chúng ta.
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.
Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó, họ thờ ơ, bỏ ngoài tai những lời van xin đáng thương của những em bé, cụ già ăn xin tội nghiệp, họ bỏ đi trong tiếng kêu cứu của những người gặp nạn, họ không giúp đỡ, yêu thương với những mảnh đời bất hạnh, khốn khổ ở ngoài kia mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng một đúng đắn hơn.
Có câu chuyện mà khiến tôi phải suy gẫm rất nhiều :” Một cô gái hỏi ông lão bán trứng: “Bao nhiêu tiền một quả trứng vậy ông?”
Ông lão trả lời: “Một đô hai quả thưa cô”.
Cô gái đáp: “Bán cho tôi một đô bốn quả, nếu không tôi không mua nữa”.
Ông lão: “Được thôi, cô lấy đi, đây là khởi đầu tốt vì có lẽ tôi sẽ chẳng bán được gì trong ngày hôm nay”.
Cô gái lấy trứng rồi hãnh diện bước đi. Cô cảm thấy mình đã trả được một món hời và đến một nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Ở đó, cô cùng các bạn ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 675 đô la. Cô gái đưa 700 đô cho chủ nhà hàng và bảo không cần trả lại.”
Sự việc có vẻ đơn giản nhưng lại thật đau khổ đối với ông lão bán trứng. Nhiều người trong chúng ta luôn hào phóng với những người giàu có, mà lại quên đi tình người với những người khốn khổ.
Sự đồng cảm, sẻ chia là điều quý giá nhất mà con người có thể mang tặng cho nhau. Nhưng chúng ta cần ý thức rằng, cách biểu hiện, thể hiện tình cảm đó cũng là vấn đề quan trọng vô cùng. Cách một cậu bé bốn tuổi an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng một lúc lâu. Lúc này, im lặng chính là cách hiệu quả nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm của mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau.
Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông lão. Dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi đối với một ông lão. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những cách khác nhau để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình. Đối với những người đang trải qua nỗi đau mất mát người thân, chúng ta không nên gợi nhắc đến hình ảnh của người đã khuất trước mặt họ. Trước thất bại củá người khác, chúng ta nên động viên họ hướng vào tương lai phía trước, tin tưởng vào sự thành công của mình ở ngày mai, gợi sâu vào lòng quyết tâm và ý chí phấn đâu. Một điều cũng đáng lưu ý trong “nghệ thuật động viên" là cần chú ý đến tâm lí, tính cách của đối tượng mình đang bày tỏ tình cảm. Với một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, cần hiểu rằng chúng rất dễ bị tổn thương nếu ta không tinh tế, cẩn trọng trong hành động hay lời ăn tiếng nói . Chúng cần sự dịu dàng, cần những cử chỉ vỗ về, che chở. Một hành động vuốt nhẹ lên mái tóc cũng có thể khiến chúng xúc động đến run lên.
Trên cuộc đời này, chúng ta không bao giờ có thể phát triển và trưởng thành một cách toàn diện niếu trong tâm trí ta không có lấy một lời thấu hiểu động viên. Sự quan tâm, thấu hiểu vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó giúp người nhận được nguôi ngoai đi khó khăn cũng như nỗi đau đang cào xé trái tim họ, giúp họ có thêm niềm tin, hi vọng vươn lên sống tiếp. Người biết thấu hiểu luôn tự đặt chính mình vào hoản cảnh của người khác, từ đó sẽ có thể biết được những nỗi đau và biết trong tâm trí họ đang nghĩ gì, khi đó mình có thể giúp họ bằng cách mà mình cho là đúng nếu mình là họ. Cuộc đời thật vô nghĩa và đầy những đớn đau cho những ai không có được thứ phép màu huyền diệu ấy. Đúng với ý nghĩa của câu nói từ Paul Tournier:
"Không có người nào có thể tự do trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người thấu hiểu họ"
Phép màu không có ở đâu xa xôi, mà nó ở ngay trước mắt bạn mà bạn không biết. Chỉ khi nó hiện diện, bạn mới có thể biết rằng đang có phép màu đến với bạn. Thấu hiểu được những đớn đau, khổ hạnh của người khác chính là ban cho họ phép màu, ban cho họ niềm tin, hi vọng, để họ có thể bỏ qua tất cả những nỗi đau để vui vẻ sống tiếp quãng đời. Khi một ai đó đang chìm đắm trong nỗi đau như: mất việc, mất người thân,... Việc những người không thấu hiểu đáy lòng của họ sẽ chỉ khiến họ rơi vào tình thế đau khổ hơn, chán sống hơn. Ngược lại, người thấu hiểu từ tận đáy lòng sẽ luôn làm họ cảm thấy cuộc đời này còn nhiều điều phía trước, việc gì phải bỏ cuộc, việc gì phải buồn bã, than khóc, từ động lực đó, họ sẽ có đủ dũng khí để đứng dậy, tiếp tục đi trên con đường đời phía trước. Sự hiện diện của phép màu chỉ đến với những ai có được sự thấu hiểu, cảm thông từ người khác, đặc biệt là những người họ yêu thương
Trong mẩu chuyện nhỏ trên, cá nhân tôi cảm thấy rằng cậu bé đang an ủi ông lão trong im lặng.Nỗi đau của ông lão không ai có thể thấu hiểu, cũng không ai có thể động viên bởi vì lúc này cái ông cần lại là yên tĩnh. Đôi khi có những cách an ủi mà ta không tài nào hiểu được. Tuy vậy nó lại là thứ khiến đối phương hạnh phúc..
Chúng ta phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải là sự cho – nhận vì mục đích vụ lợi. Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại. Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền. Để cho nhiều hơn, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này.
"Cho đi chính là nhận lại, chúng ta cần phải biết cho nhiều hơn nhận "!
Cỏ dại cũng là hoa khi bạn đã hiểu chúng. Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội cho sự tử tế, cảm thông và kiên nhẫn. Sự thành công trong cách ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. Hãy nhớ rằng ba chiếc chìa khóa dẫn ta tới cuộc sống mãn nguyện chính là quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, dám chia sẻ cùng người khác. Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều.
""Hạnh phúc chính là chia sẻ và quan tâm.""
Bình luận (0)