Trong xã hội, có những bài học ý nghĩa và sâu sắc, dạy con người ta những thứ cơ bản về cách sống, cách nghĩ và những quy luật của tự nhiên. Có nhiều bài học mà tôi đã học được từ xã hội và trong gia đình.Một trong những bài học mà tôi ghi nhớ nhất là biết cách gánh chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình.
Câu chuyện trên đã dạy cho ta một bài học vô giá : " Hãy biết cách gánh chịu những trách nhiệm về những hành động, lời nói của bản thân.Không lên đổ lỗi cho người khác, ngay kể những đồ vật vô tri vô giác như bàn, ghế,..v.v.."Những đồ vật mà bạn dùng thường ngày là những đồ vật vô tri vô giác, không biết nói hay đi nhưng đừng vì thế mà đổ lỗi cho nó dù nó không bị sao cả. Nhưng mọi chuyện sẽ ra sao khi ta đổ lỗi cho người khác ? Chắc chắn người đấy sẽ rất giận, đặc biệt sẽ rất khó chịu vì sao ư vì đó là nỗi của bản thân nhưng lại đổ cho người khác. Nếu bạn là người đó hẳn bạn cũng sẽ rất tức giận và vô cùng khó chịu vì thế bạn đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác cũng như đừng đổ lỗi cho đồ vật.Nếu bạn dũng cảm gánh chịu trách nhiệm về việc mà mình gây ra hẳn bạn sẽ được sự yêu mến nồng nhiệt của bạn bè, gia đình và những người xung quanh bạn. Nhưng ngược lại thì không, bạn sẽ được những ánh mắt tức giận của bạn bè, những người xung quanh, họ chắc chắn không yêu mến gì bạn cả đâu,chắc chắn là như vậy. Xukhôm Linxki đã nói rằng: " Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh, họ sinh ra để lưu lại những dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim của những người xung quanh." Đó là sứ mệnh thiêng liêng của mỗi người.....
Nếu bạn muốn học cách gánh chịu trách nhiệm của bản thân thì việc đầu tiên bạn cần biết được " trách nhiệm" là gì thì sau đó bạn mới học được. Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Và trên thực tế, người sống có trách nhiệm sẽ luôn được người khác tôn trọng và cũng dễ dàng đạt được thành công hơn.
Những người biết chịu trách nhiệm thường là những người biết quý trọng thời gian, thời gian đối với họ là vô cùng quý giá.Họ biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được.Họ luôn luôn lập kế hoạch cho mọi thứ dù là nhỏ nhất hay không quá quan trọng,biết cách tập trung để làm mọi việc một cách hiệu quả nhất,không bao giờ than thở hay viện cớ,họ luôn thừa nhận những sai trái mà mình đã gây ra và quan trọng nhất là họ không bao giờ đổ lỗi cho bất cứ ai ngay cả đồ vật, họ luôn tôn trọng những nỗ lực, sự cố gắng của người khác. Đó là người biết chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình.
Bài văn thứ 2:
a. Bài học:
Hãy tự chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.
b.
"Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó" (William Arthur). Thật vậy, đừng để khi mất đi mới biết cách nắm bắt, cơ hội chỉ đến một lần, nó sẽ bị bỏ lỡ nếu bạn mãi chờ đợi. Cũng vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm với bản thân mình là điều đầu tiên giúp bạn, dẫn lối bạn đến với thành công.
Vậy sự tự ý thức chịu trách nhiệm của bản thân mình là gì? Đó là sự chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hoạt động, về sự trưởng thành của mình; là sự tự ý thức, tự chịu trách nhiệm với bản thân về năng lực. Để tự mình xây dựng nên những thành công, vượt qua những khó khăn, để bản thân mình trở thành người có ích. Như vậy, con người luôn cần có ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm với bản thân. Đó cũng là điều dẫn bạn đến với thành công, hạnh phúc.
Trong cuộc sống, nhận thức tự chịu trách nhiệm của bản thân giúp chúng ta có ý thức đúng đắn, về hướng đi và về cuộc đời của mình. Ý thức trách nhiệm giúp con người có nhận thức và thành công đúng đắn trong cuộc sống. Trong học tập, giáo dục học sinh nhận thức rõ ràng về ý thức phấn đấu, nhận thức rõ về bản thân trong quá trình lao động và học tập. Trong làm việc, nó giúp con người hiểu rõ, nhận thức rõ ràng về vấn đề, để có thể giải quyết mọi chuyện nhanh chóng và có ích. Trong đời sống, ý thức tự chịu trách nhiệm bản thân và năng lực để tự chịu trách nhiệm nhiệm giúp bản thân bạn được mọi người xung quanh tôn trọng, giúp con người có sự tự trọng bản thân.
Như vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân là sự tự chịu trách nhiệm về năng lực của mình mình, để giúp bản thân có nhận thức, có được sự tôn trọng từ người khác. Obama – vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ chính là tấm gương sáng về ý thức tự chịu trách nhiệm của bản thân. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama gặp tình huống trời mưa; thay vì nhờ nhân viên che chắn cho mình, ông đã tự cầm ô và đi đến để che chở cho một phụ nữ Việt Nam đi bên đường đang bị mưa. Hành động của Obama tuy nhỏ, nhưng nói lên được ý thức của Tổng thống với mọi người và với bản thân mình. Hay Alexander Graham Bell mắc chứng khó đọc, viết và không có khả năng học tập. Nhưng ông vẫn phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích lớn cho cuộc sống của con người và cũng là một bước tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc. Như vậy, là Alexander Graham Bell một người tự ý thức về bản thân mình, tự ý thức về năng lực của bản thân mình, để tạo nên thành công, tài năng cho chính mình. Đó còn là Albert Einstein – nhà bác học vĩ đại. Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối ở lớp), viết rất kém (cậu từng nói: "Viết đối với tôi là cái gig khó khăn lắm"); có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome – một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc; là một giáo sư giảng dạy tồi). Thế nhưng vượt qua khó khăn, ông đã nhận ra tài năng, ý thức về nó và tạo nên những sáng chế, đặc biệt là thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nì bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Như vậy cả ba tấm gương trên đều là những thiên tài biết nhận ra tài năng, ý thức về nó. Họ là những người mà chúng ta cần học tập, noi theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn ý thức, trách nhiệm về bản thân, vẫn có những kẻ dựa dẫm, trông chờ, coi thường bản thân mình. Nhưng kẻ như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán, để họ có thể trở thành người tốt cho xã hội. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những ý thức, nhận thức đúng đắn về hành động, lời nói của mình. Để có thể ý thức tự trách nhiệm bản thân.
Bài văn thứ 3:
”Hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân mình, đừng nên đổ lỗi và trút giận lên người khác, kể cả đó là đồ vật.”
1. Bài học rút ra từ câu chuyện đó chính là :”Hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân mình, đừng nên đổ lỗi và trút giận lên người khác, kể cả đó là đồ vật. Và qua đó ta học được cách giáo dục thú vị và thông minh chứ không phải là những roi vọt, lời chửi mắng của người cha .”
2. Con người sinh ra đều có một sứ mệnh riêng. Cũng giống như Xukhôm linxki từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Chính vì vậy, chúng ta phải luôn ý thức về lối sống có trách nhiệm.
Vậy trước tiên, ta cần hiểu trách nhiệm là gì? Hiểu một cách đơn giản, trách nhiệm là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành công, thất bại, cũng như sự phát triển bền vững của bản thân. Tinh thần ấy luôn biểu hiện chính qua lối sống và trong những việc làm của chúng ta trong cuộc sống.
Thế thì trách nhiệm có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta và cũng như, tại sao chúng ta lại cần tính trách nhiệm trong cả đời sống sinh hoạt hằng ngày lẫn xã hội? Trong bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều phải nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ta có biết rằng tinh thần trách nhiệm là yếu tố chính thúc đẩy sự thành công mà khi đã nắm bắt được khái niệm tinh thần trách nhiệm là gì thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được những giá trị lớn của nó tác động đến cuộc sống, công việc xã hội, và trong những khía cạnh khác nữa. Khi ngồi trong ghế nhà trường, ta cần tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như mọi yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Trong mối quan hệ bạn bè, tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ta giữ được lời đã nói với đối phương, từ đó củng cố từ trong suy nghĩ của họ về hình ảnh uy tín của ta, từ đó cải thiện hiệu quả mối quan hệ bạn bè. Còn trong công việc, tinh thần trách nhiệm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi mà bạn có thể sử dụng nó để hoàn thành những nhiệm vụ được đặt ra. Có thể nói, tinh thần trách nhiệm lúc này đóng vai trò như một chiếc đòn bẩy, có sức bật mạnh mẽ hơn cả một chiếc lò xò. Không phải tự nhiên tôi lại ví von như vậy. Ta hãy nghĩ mà xem, đứng trước công việc, ta phải đối diện với bao nhiêu thử thách, khó khăn, và nếu như không có một yếu tố nào đó cùng bạn đồng hành vượt khó, một là ta sẽ nhanh chóng bỏ cuộc, hai là ta vẫn muốn tiếp tục nhưng lại không thể tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề dẫn đến hậu quả là sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ kéo đến sau những ngày vật lộn trong công việc đầy khó khăn, thách thức đó. Nói tóm lại, tinh thần trách nhiệm là một điều rất quan trọng trọng cuộc sống này.
Ông Joan Didion đã từng nói rằng :” The willingness to accept responsibility for one’s own life is the source from which self-respect springs”. Dịch là :” Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.” Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng. Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp, dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó cũng là minh chứng của con người có lòng tự trọng.
Cũng như câu chuyện trên, một trẻ khi bị đau , sẽ nằm xuống ăn vạ và đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh nó, mặc dù lỗi chính là nằm ở đứa bé ấy. Thế nhưng thay vì chạy lại xoa xít như các bậc phu huynh khác:”Ối, con trai ngoan của cha, con có sao không? Thôi để cha đánh cái bàn cho nghen. Hư nè, hư nè. Dám làm con đau nè.”, THì ông chạy lại xuýt xoa cái bàn : "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?". Ông cha ta từ xa xưa đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái, trong đó có câu: “ dạy con từ thuở còn thơ” Đó là một cách dạy con vô cùng thông minh và cho đứa bé ấy đã học được tính trách nhiệm.
Tôi đã từng nghe một câu chuyện kể rằng :” Kenichi Tanaka là một học giả nổi tiếng người Nhật Bản, trong cuốn sách của mình ông đã viết về một câu chuyện có thật. Khi giảng dạy ở một trường đại học Peru, ông đã ở cạnh nhà vợ chồng giáo sư người Mỹ. Một hôm đứa con của cặp vợ chồng này đá bóng không may đá vào cửa sổ nhà Kenichi Tanaka, làm vỡ một miếng kính.
Xảy ra chuyện này, Kenichi Tanaka tưởng rằng bố mẹ cậu bé sẽ nhanh chóng đến xin lỗi. Nào ngờ, sau khi con gây họa, họ đã không xuất hiện.
Sáng hôm sau, cậu bé ấy dưới sự giúp đỡ của người lái xe mang tới một tấm kính, đồng thời xin lỗi: “Cháu xin lỗi chú. Hôm qua cháu không cẩn thận làm vỡ kính của nhà chú. Lúc ấy cửa hàng đã đóng cửa hết. Vì thế không thể kịp thời bồi thường được. Sáng hôm nay, cháu đã mua tấm kính này, xin chú hãy nhận nó, hy vọng chú có thể tha thứ cho lỗi của cháu”.
Kenichi Tanaka không những tha lỗi cho cậu bé mà còn rất thích cậu bé thấu tình đạt lý ấy. Anh mời cậu ăn sáng và còn tặng cậu gói kẹo của Nhật.
Vốn tưởng rằng chuyện như vậy là kết thúc viên mãn. Bất ngờ bố mẹ cậu bé xuất hiện. Họ trả lại Kenichi Tanaka túi kẹo chưa bóc và giải thích lý do không thể nhận nó: Khi trẻ gây họa, chịu trách nhiệm là việc chúng nên làm, không nên nhận phần thưởng.” Thái độ để trẻ tự chịu trách nhiệm như thế mới có thể thật sự bồi dưỡng ra những người có tinh thần trách nhiệm.
“Live each day as it come!” (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sông có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác.
Con người không thể tách mình ra khỏi đời sống xã hội. Bởi vậy, mỗi cá nhân phải sống có trách nhiệm đối với xã hội để quyền hạn và lợi ích của mình được đảm bảo và đảm bảo lợi ích của người khác, góp phần phát triển và giữ gìn đất nước. Nhắc nhở thanh niên có ý thức về lối sống cao đẹp, nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“Một người đâu phải nhân gian
Sống trong một đóm lửa tàn mà thôi”.
Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng và giúp đỡ. Người sống có trách nhiệm thường thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Không ai có thể một mình tạo ra tất cả. Những gì chúng ta có được hay sở hữu được một phần được tạo ra bởi người khác. Lợi ích của bản thân mỗi cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với gia đình, xã hội, đát nước. Bởi vậy, phải sống có trách nhiệm và luôn thực hiện trách nhiệm của mình một cách tốt nhất để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Trước hết phải xây dựng ý thức vững mạnh về lối sống có trách nhiệm. Là thanh niên, bạn cần phải sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Phải xác định rõ ràng trách nhiệm của bản thân trong đời sống, kiên trì thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ, tích cực và sáng tạo trong học tập và trong lao động, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Sống có lý tưởng cao đẹp, có ước mơ, hoài bão lớn lao, khát vọng hướng đến tương lai.
Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong. Thực hiện lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc. Quyết liệt phê phán, tố cáo các hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho con người và đười sống xã hội. Phê phán những hành vi sống thiếu trách nhiệm. Cổ vũ, động viên mọi người thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội , đất nước.
Chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh, tiến bộ. Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội của địa phương và của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Cần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết cộng đồng; lao động cần cù, sáng tạo; ham học tập, cầu tiến bộ, lòng nhân ái, khoan dung, trung thực, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tự giác thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Tự giác làm những điều cần làm, hoàn thành công việc một cách tốt nhất mà không tính toán thiệt hơn.
Bài học nhận thức: Sống có tinh thần trách nhiệm là một lối sống đúng đắn, vững mạnh, cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng. Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình. hãy nhớ rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn chứ không phải bất kì ai khác.
Bác Hồ từng nhiều lần nhắc nhở các thế hệ thanh niên về trách nhiệm của mình đối với xã hội, quê hương, đất nước. Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ. Bản thân của mỗi cá nhân cần có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí độc lập, tự cường, tinh thần phấn đấu vươn lên vì Tổ quốc, góp phần đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức và lối sống.
Mắc sai lầm là điều khó tránh khỏi nhưng quan trọng là phải biết lỗi và sửa lỗi đó mới là một người có trách nhiệm thật sự. Hãy sống có trách nhiệm với bản thân nhưng cần có điểm dừng giữa hai lối sống vì mình và vì cả người khác nữa. Vì cuộc sống còn biết bao nhiêu người khác đang cần ta chia sẻ. Chia sẻ cho họ cũng là cho mình đấy thôi. Bởi vì “Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mùi hương” – Ngạn ngữ Bungari.
Bình luận (0)