Trên mạng xã hội ngày nay có một câu nói rất được nổi tiếng của thầy Huấn tuy đã lâu nhưng vẫn còn rất “trend” đó chính là “Không làm mà đòi có ăn, thì chỉ có ăn….”, tuy lời lẽ không mấy hoa mĩ nhưng lại được phần lớn giới trẻ thích thú và thuộc làu vì chính sự “thô tục” ấy đã phản ánh đúng về chân lí thực sự của cuộc sống này. Câu nói được nhắc lại rất nhiều lần để răn đe, khuyên bảo những mầm non, những người lớn trong tương lai rằng đừng lười biếng, ỷ lại vì tất cả sẽ đem lại một tương lai mịt mù cho mai sau. Vậy có phải mọi việc ta làm đều có luật nhân quả riêng của chúng như những hạt giống , hạt nào nhận được sự chăm sóc tốt thì sẽ phát triển tốt, nhiều hoa, quả và ngược lại những hạt giống mà bị bỏ quên, không chăm sóc, đất đai cằn cỗi thì sẽ trở thành một loại cây kém phát triển có thể sẽ chết đi do thiếu chất. Một điều đơn giản nhưng là cả một kinh nghiệm sống vô cùng quan trọng đối với con người chúng ta.

   Có một câu chuyện em đã từng đọc cũng nhằm nói về luật nhân quả này rất hay đó chính là “Hạt giống của thượng đế”.  Lúc đầu, chàng trai tưởng rằng có thể mua được mọi điều “mĩ mãn” nhất của cuộc sống như Hòa Bình, Hữu Nghị,Chân Lý,Ánh Sáng và một vị thuốc có thể chữa khỏi mọi căn bệnh nhưng anh chàng lại quên mất bên cạnh Hòa Bình còn có Chiến Tranh, đối diện với Hữu Nghị, Chân Lý, Ánh Sáng vẫn còn có Bất Hòa, Giả Dối ,Bóng Tối mà. Phải chăng có tất cả những điều đối ngược nhau như vậy mới tạo nên được một cuộc sống muôn màu, muôn vẻ còn nếu chỉ có những điều thành công mà không có những sự thất bại thì sao con người có thể trưởng thành? Chẳng lẽ họ chỉ hưởng thụ vinh quang do chính mình tạo ra rồi chìm đắm vào đó không thoát ra và tự xưng danh là “cái rốn” của vũ trụ. Và rồi không để những điều không đáng có thể xảy ra thiên thần đã nói rằng :” - Này anh, ở đây không bán quả. Thượng đế giao cho tôi chỉ bán hạt giống thôi. Hạt giống chính là khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu biết sử dụng khả năng này, mọi người sẽ yêu thương nhau, thế giới sẽ hòa bình.”  Là một câu trả lời rất ấn tượng và đáng để con  người suy ngẫm, có phải rằng mọi đặc ân đều được thượng đế ban xuống rồi không mà tại sao con người lại vẫn nhiều lúc được nhận lại chiến tranh, bất hòa… Có lẽ mọi thứ đều là do ta tự chuốc lấy. Và có lẽ chàng trai cũng lỡ quên mất rằng nếu như không có chiến tranh sao anh biết được rằng hòa bình tuyệt vời đến thế nào? Nên con người “chỉ” có thể biết được hạnh phúc thực sự khi có biến cố, còn nếu quá đơn giản như một con đường trải đầy hoa hồng thì sao biết được, trưởng thành được? 

   Ở địa phương em, có một câu vè rất nổi tiếng được truyền lại từ lâu về trước do người lớn để lại cho con em sau học hỏi có nội dung chính là có 1 anh chàng rất lười biếng, tuy gia đình khá giả nhưng anh lại chẳng muốn học bất kì một nghề nào để sau này có việc làm mà sinh sống. Mọi nghề nghiệp đối với anh đều chỉ có mặt xấu mà không có lợi ích nào nên anh từ chối mọi đề của bố mẹ gợi ý rồi sau này khi bố mẹ anh qua đời anh sống một cách bê tha rồi tiền từ trong nhà đều mọc cánh bay dần. Khi anh gần chết, người họ hang thương xót cho một nắm gạo nhưng anh vẫn chưa bỏ được tính lười nhác của mình và cho nắm gạo vào miệng nhai luôn không nấu cho đỡ tốn công. Câu vè được truyền đi truyền lại nhằm lấy anh chàng lười làm nhân vật biếm họa và mức độ lười khiến người khác phải phì cười nhưng đó là một nghệ thuật khiến cho ý nghĩa của câu chuyện gây ấn tượng hơn với các bạn nhỏ, không biết có phải do một phần từ những câu vè không nhưng mọi người ở đây luôn rất biết công việc riêng của bản thân để thực hiện. Cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải cố gắng, nỗ lực vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân. Con người luôn luôn được đào tạo tính tự lập, kiên cường, ý chí. Mọi thứ chúng ta có được phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng trí tuệ và sức lực của chúng ta thì mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho ta. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả. Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.

  Nói chung con người luôn hướng đến những điều tốt đẹp và không mong muốn lấy những điều “bất hạnh” của cuộc sống nhưng hai điều ấy là hai điều luôn đi song song để tạo nên sự muôn vẻ của cuộc sống. Vì vậy con người cần phải biết chấp nhận với thật bại mới có thể có được thành công cũng như chàng trai trong “Hạt giống của thượng đế” có lẽ sau câu nói của thiên thần chàng trai đã suy nghĩ chính chắn hơn và chăm sóc hạt giống kia sao cho thật tốt để sau này có thể trở thành điều mà anh ta mong muốn.