a) Hãy nêu bài học cuộc sống từ câu chuyện trên: Chịu trách nhiệm với mọi hành động của mình không nên đổ lỗi cho người khác dù có là đồ vật để bản thân học cách trưởng thành gánh chịu những biến cố trong tương lai. Qua câu chuyện ta cũng thấy được một cách giáo dục rất thông minh và khéo léo của người cha không cần nặng lời, đòn roi nhưng cũng đủ để cậu bé hiểu được những sai lầm của mình sửa lỗi để lần sau không mắc phải.    

b) Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó.

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ ập đến khiến chúng ta ngỡ ngàng vội vã tiếp nhận rồi vội vàng phủi tay khi không đạt được kết quả như mong đợi. Tôi luôn khao khát bản thân mình lớn lên sẽ làm được nhiều điều vĩ đại, cao cả khiến cho mọi người phải nể phục nhưng mỗi khi nhắc tới những sai xót những thất bại tôi lại ngập ngừng không muốn chịu  trách nhiệm muốn trốn tránh vào một vòng an toàn đợi mọi việc qua rồi mới dám bước ra không muốn gánh chịu hậu quả. Có thể nói, ngay từ bước đầu của cuộc đời, tôi đã là một người thất bại khi không chịu để bản thân mình gánh trách nhiệm với mỗi việc làm của mình. Hình ảnh cậu bé trong câu chuyện trên đã đưa tôi về quá khứ trong bài dạy của cô giáo cũ khiến tôi giật mình thức tỉnh suy xét bản thân mình, suy xét về hành động của mình trong thời gian qua cũng như những việc làm tôi sự định muốn làm trong tương lai. Tôi cần phải trưởng thành hơn kèm theo với trách nhiệm bấy lâu nay tôi đang chối bỏ để chính mình được sống ngày càng tốt đẹp như Herman Hesse từng nói" Tôi tin rằng tôi không chị trách nhiệm cho ý nghĩa hay sự vô nghĩa của cuộc đời, nhưng tôi phải chịu trách nhiệm với điều tôi làm cho cuộc đời". 

              Cô giáo khi dạy tôi kỹ năng sống trong buổi học cuối cùng khi chúng tôi thi cấp 3, cô đã không dạy tôi theo như sách giáo khoa mà đã dạy tôi những triết lý sống từ câu nói của Eleanor Roosevelt " Về lâu dài, chính chúng ta sẽ định hình bản thân con người chúng ta và cuộc sống của chúng ta. Qúa trình đó không bao giờ kết thúc cho tới khi ta chết. Rốt cuộc thì chúng ta luôn phải gánh chịu mọi trách nhiệm về chính lựa chọn của mình." Không cần quá hoa mỹ hay những lời dạy nhảm nhí, cô đã lấy ngay hình ảnh của cậu bé trong câu chuyện trên và so sánh với cuộc sống thức tại rồi hỏi ý kiến của tất cả các bạn trong lớp rằng " Các em rất nhiều bạn đã gặp trường hợp như câu chuyện và chính các em cũng trải nhiệm rồi nhưng các em đã hành động như thế nào? Lăn ra khóc, đổ lỗi do cái bàn thậm chí còn trút hết bực tức bằng cách đá cái bàn, bố mẹ các em cũng ra dỗ dành em đổ lỗi đánh chừa cái bàn và rồi cứ như thế liên tiếp lặp đi lặp lại biến các em thành những con người không có trách nhiệm chỉ biết lấp liếm cho mọi hành động sai trái của mình thì các em còn học được điều gì nữa? Bây giờ các em đã lớn rồi, không còn nhỏ bé nữa phải học cách chịu trách nhiệm với hành động mình đang làm bởi khi sang môi trường mới nếu không có cái này thì các em mãi không bao giờ trưởng thành và sẽ mãi không bao giờ thành công." Ngày hôm đó lũ chúng tôi như được dạy bảo lại như một đứa trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa của người trường thành và đang học tập theo những điều cô đã dạy ở buổi học cuối cùng. Có lẽ giờ đây rất nhiều người trong lớp của tôi xưa kia đã có nhiều bước ngoặc thành công như mong đợi khi đã thay đổi suy nghĩ của mình nhưng tôi vẫn cần thời gian để cho mình thấu hiểu sâu xa hơn những lời cô dạy.

           Quay trở lại với nội dung câu chuyện, nó không quá dài nhưng lại chứ rất nhiều thông điệp và ý nghĩa khiến cho rất nhiều người phải suy ngẫm bởi đôi khi đặt mình vào hoàn cảnh của cậu bé đấy, chính bản thân trong quá khứ đã từng trải qua quá trình như vậy:

            Đối với cậu bé, ta có thể thấy do cậu vẫn còn nhỏ tuổi, vẫn đơn thuần như một tờ giấy trắng gặp chuyện chỉ biết khóc nên rất cần sự mài dũa tô luyện của người lớn để hình thành lên tính cách nhân phẩm con người của cậu mai này. Đối với độ tuổi như vây, đôi lúc chỉ cần sơ sẩy đứa trẻ sẽ học theo những thói quen xấu của người lớn, bắt chước những hành vi không đúng của một số bạn cùng lứa tuổi tích lũy dần dần biến cậu bé thành một người không tốt đẹp. Do đó việc dạy dỗ cậu bé lúc này vô cùng cần thiết, không cần dùng quá nhiều lời khó hiểu hay roi vọt, nên dùng những lời nói ngắn gọn thân thiện dể hiểu để các bé có thể tức khắc nhận ra lỗi sai sửa chữa học được cách nói xin lỗi coi như bạn đã thành công một nửa trong quá trình dạy bảo trẻ.

       Có lẽ hình ảnh của người cha hiện lên qua câu chuyện sẽ khiến rất nhiều người đặc biệt là các bậc phụ huynh thấy thán phục vì cách dạy dỗ rất thông minh, đáng khen ngợi. Chỉ với ba câu nói nhẹ nhàng thân thiện đã khiến cho một đứa bé nhận ra được lỗi lầm của mình biết cách chịu trách nhiệm cho mỗi việc làm sai của mình giúp cho em về sau trở nên tốt đẹp hơn. Đây là một cách giáo dục đáng để tất cả mọi người áp dụng để dạy dỗ các em thay vì những lời chửi mắng hoặc roi vọt khiến các em trở nên tự ti mặc cảm với chính mình. Bậc cha mẹ cũng góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của các em nhỏ trong tương lai nên hãy tạo một môi trường dạy dỗ hòa đồng, thân thiện khiến các em dễ chịu và dễ dàng nhận được hành động việc làm đúng sai của mình để sau này không làm ra những việc khiến mọi người phê phán.

           Trong cuộc sống, không phải bạn có tài năng, có chỗ dựa là bạn có thể thành công mà phải nhìn nhận suy xét lại tất cả các góc cạnh trên người bạn. Như tôi từng đọc một bài báo nói về những người thành công, tôi cảm thấy thật kinh ngạc nhưng cũng rất đúng khi nói về họ bởi để có thể trở thành tỉ phú trong mắt người đời, họ đã phải chịu rất nhiều trách nhiệm cho việc làm của mình, dám nhận sai, dám sửa chữa để cuộc sống như ý muốn của họ. Ngay cả lúc công ty đnag đứng trên bờ vực phá sản, họ không được trốn tránh như những nhân viên bình thường mà phải đích thân ra mặt bàn bạc hợp tác để đưa công ty trở về quỹ đạo  thường ngày . Chính vì vậy, những người thành công đôi khi luôn phải chịu áp lực rất lớn, mà áp lực đó rất ít người muốn chịu bởi những người đó họ đang nằm mơ ước viển vông không chịu gò bó mà vẫn thành công được người đời ngưỡng mộ. Đã có người cho rằng" Cuộc sống là một món quà, và nó cho chúng ta đặc ân, cơ hội, và trách nhiệm trao tặng lại điều gì đó bằng cách trở nên lớn lao hơn."

 Nếu có thời gian rảnh, bạn hãy rành một chút thời gian để đọc sách bởi biết dâu sách chính là nguồn năng lượng thay đổi được bạn. Tôi đã từng đọc một quyển sách tên " I Just Forgot " của tác giả Mercer Mayer, một cuốn sách vô cùng hay để dạy bạn sống có trách nhiệm hơn. Hoặc bạn có thể học tập theo  Alexander Graham Bell, dù mắc chứng khó đọc viết, ông vẫn phát minh ra điện thoại một thiết bị rất hữu ích cho cuộc sống hiện đại của chúng ta. Ông đã tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời cũng như phát minh ông đã tạo ra có ích muôn đời dù bản thân ông đang có bệnh trong người.  

       Qua câu chuyện trên, tôi đã có một thông điệp rất hữu ích trong cuộc sống : Muốn trở nên thành công, sống cuộc đời như ý muốn thì hãy học cách chịu trách nhiệm , nó sẽ đeo bám bạn hết cả cuộc đời cho tới lúc bạn thật sự hoàn thiện được chính mình bạn sẽ nhận ra rằng mình đã thật sự trưởng thành, có ích với cuộc sống tương lai không làm người yêu thương bạn ủng hộ bạn phía sau phải phiền lòng nữa