Qua câu chuyện, em thấy vị thiền sư là một người có tấm lòng vị tha. Ông đã ứng xử thông minh : ngồi sẵn dưới đất, chờ khi chú tiểu trèo qua tường để đáp xuống ghế - thực ra là vai ông. Mặc dầu phát hiện chú tiểu làm trái quy định, nhưng vị thiền sư không trách mắng hay đánh đòn chú mà chỉ nhẹ nhàng nhắc chú vào nhà thay áo cho đỡ lạnh. Những lời nói ấm áp của ông khiến chú tiểu tự nhận ra lỗi của bản thân. Bài học ấy đã giúp chú khắc ghi mãi trong lòng mình.

Ngoài ra em cũng thấy chú tiểu thật nghịch ngợm, trốn vị thiền sư để đi chơi. Nếu vị thiền sư là một người khác thì chắc là chú không được cho qua lỗi này đâu. Nhưng chú đã biết lỗi và em chắc chắn rằng chú sẽ không lặp lại lỗi này kể từ hôm đó. 

 Lòng vị tha không mất tiền mua nhưng nó rất quý giá. Nó là một phẩm chất để làm nên con người. Câu chuyện này làm em nhớ đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi khi có ai làm sai điều gì đó, Người đều nhẹ nhàng chỉ bảo rất ân cần. Vì vậy, em rút ra được bài học sau câu chuyện này:

- Luôn xin phép người lớn trước khi đi đâu, như câu nói của người Ê - đê: Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. 

- Tha thứ là cách để người khác sửa lỗi lầm. Vị tha, khoan dung là một giá trị tốt của con người. Các bạn ơi, hãy tha thứ cho người khác( nếu có ) nhé! Vị tha khiến người đó biết lỗi, mà bạn cũng không cần tốn hơi để mắng người đó quá nhiều.