Khi sinh ra, mỗi một con người đều được Thượng đế ban tặng cho một món quà - tình yêu. Tình yêu ở đây chính là tình yêu đồng loại, đồng bào; tình yêu quê hương đất nước và tình yêu giữa người với người, người với vật. Tình yêu đẹp như thế, nhưng lại có những người lại hiểu sai, hiểu không đúng về tình yêu. Họ hiểu rằng tình yêu chính là sự gắn bó đến mức không thể để người mình yêu thương rời xa mình nửa bước; là sự ràng buộc về cả mặt thể chất lẫn tinh thần vì họ cho rằng đó là điều tốt nhất để bảo vệ, đùm bọc những người mình yêu thương. Thật ra,đó không phải là tình yêu mà chỉ là sự ích kỷ của bản thân chúng ta và ta tự cho nó là tình yêu. Nếu tình yêu chỉ toàn là sự ích kỷ, sự bó buộc, gò bó thì đương nhiên cái mà chúng ta trao đi và nhận lại chỉ là sự thống khổ, đau thương.
Đoạn văn mà người bố đã kể chuyện hồi bé Khi ông nhìn thấy một chú bướm màu hồng với vẻ đẹp đặc biệt mà ông chưa từng được chiêm ngưỡng: một con bướm lớn với những chấm tròn màu hồng nhạt. Gì để chiêm ngưỡng ngắm nhìn vẻ đẹp của con bướm vô tình lạc vào nhà bếp ấy, ông đã chọn cách nhốt con bướm đó vào một hộp bìa cũ, rồi nhét đầy lá cây và cỏ,đặt con bướm vào trong. Như một lẽ thường tình , con bướm đã chết. Con bướm chết không phải chỉ riêng chết vì thể xác, mà nó còn chết vì tinh thần. Nó đã mất đi tự do, niềm vui bay lượn chỉ vì sự ham muốn thức thời, sự tò mò, hiếu kỳ của người bố. Tình cảm của ông đối với cái đẹp là hoàn toàn chính đáng, nhưng cách thể hiện của ông trong trường hợp này lại đáng phê phán. Ông đã để cái tính ích kỷ, muốn chiếm hữu của mình lên trên tình yêu chân chính( sự tôn trọng lối sống quyền tự do của chú bướm nhỏ), đã gián tiếp gây ra cái chết cho con bướm. Đọc câu chuyện, ta nhận thấy tình yêu đã không được đặt đúng chỗ. Tình yêu bị đặt sai chỗ là một tình yêu ích kỷ, mà đã là tình yêu ích kỷ thì sẽ gây nên những đau đớn, khổ đau, tổn thương cho những người, những vật mà ta yêu thương ,muốn bảo vệ.
Đến câu chuyện thứ hai, ông bố hồi tưởng lại cái ngày đầu tiên đứa con tập đi xe đạp. Ông nhớ như in dáng vẻ con nằng nặc muốn bố giữ tay lái và yên xe suốt chặng đường. Ông bố thấy nhớ cảm giác khi tóc con chạm vào má và cảm nhận được hơi thở của con phả nhẹ lên mặt... Khi đó, bố thấy ấm lòng vì biết đứa con vẫn cần mình, vẫn cần vòng tay ấp ủ, chở che của bố. Nhưng lần này, ông bố đã có một sự chuyển biến về cả trong suy nghĩ dẫn trong cách thể hiện tình yêu của mình. Ông bố không chạy theo đuổi kịp con, giữ yên xe và nắm tay con, kìm hãm con như cách ông đã bắt nhốt chú bướm hồng năm đó; mà chỉ đứng sững lại nhìn theo con,cổ vũ con,rồi vỗ tay thật to để nói với con rằng :"Con lái xe rất tuyệt." Ông bố lúc này,tôi biết vẫn có lòng ham muốn, muốn đứa con sẽ mãi là cô bé loạng choạng trên cái xe đạp, má đỏ hồng và kêu lên:"Đừng thả ra bố ơi." ; nhưng điều tuyệt diệu nhất, ông đã khống chế lại được suy nghĩ này, thả tay con ra, để con tự đạp xe một mình, để con khám phá thế giới mới khi không có bố dẫu chỉ là trên một con đường trải nhựa. Tình yêu lúc này mà ông bố dành cho con, không còn đơn thuần chỉ là sự bảo vệ, mà còn là sự tôn trọng, một tình yêu thương trọn vẹn, không ích kỷ để cuộc đời con - mãi là một cánh bướm hồng trên bầu trời xanh thẳm đầy mong đợi.
Tình yêu xuất hiện trên đời này đã là bảo vật. Nhưng ranh giới giữa một tình yêu chân chính và một tình yêu ích kỷ lại mong manh vô cùng. Vẫn biết rằng việc thay đổi suy nghĩ, cách thể hiện tình yêu trong một thời gian ngắn gần như là điều không thể, chỉ có thể từ từ, từng ngày mà sửa, mà đổi thay. Chỉ mong rằng, những người đã, đang, sẽ yêu sẽ hiểu thế nào là một tình yêu có lợi cho đối phương, một tình yêu vẹn toàn chứ không phải một tình yêu ép buộc, gò bó, không tôn trọng nhau - tình yêu ích kỷ, thích chiếm hữu mà bạn tự liên tưởng nó là tình yêu chân chính, bạn nhé.
Bình luận (0)