Không phải lúc nào ta làm gì đều thấy đúng ta nhận thức được cái đúng và cái sai để chữa lỗi và phát huy .Dù có ở trong thế "ngàn cân treo sợi tóc"chúng ta phải biết tìm các cách để khắc phục nó. Trong đoạn trích chiếc lá cuối cùng, nhà văn O hen - ri - bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ qua NT đảo ngược tình huống hai lần. Lần thứ nhất, giôn - xi - một họa sĩ trẻ mắc căn bệnh viêm phổi, bệnh tình và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Thế nên, cô nằm trên giường bệnh và phó mặc mình cho những chiếc lá thường xuân: khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì lúc đó...cô cũng sẽ ra đi...Chính suy nghĩ đó khiến cho bệnh tình của cô trở nên trầm trọng. Nhưng rồi, sau hai đêm bão tuyết, chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân vẫn bám trụ lại, cố níu kéo sinh mạng bé nhỏ của mình, mặc dù nó chẳng còn sức lực nào cả,. Chiếc lá đó đã tiếp cho giôn - xi thêm nghị lực sống và đã qua khỏi bệnh tật. Nhưng...trong khi giôn - xi sắp khỏi bệnh thì cụ bơ - men - cũng là một họa sĩ nghèo qua đời vì lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành, đó chính là lần thứ hai. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Và rất ngưỡng mộ.